Sử dụng azithromycin như thế nào thì an toàn? và những lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh azithromycin mà bạn cần biết để tránh những tác dụng phụ từ loại biệt dược này.
- Men tiêu hóa Enterogermina là gì?
- Dược sĩ tư vấn cách sử dụng thuốc Ondansetron
- Thuốc kháng sinh cần được sử dụng đúng bệnh
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh azithromycin
Azithromycin thuộc nhóm thuốc kháng sinh macrolide. Đặc trị các bệnh nhiễm khuẩn như: viêm phổi, phế quản, mụn nhọt, áp-xe cơ, viêm tai giữa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục… Tuy nhiên, sử dụng thuốc như thế nào là đúng cách và an toàn hạn chế tối đa tác dụng phụ từ thuốc kháng sinh azithromycin thì không phải ai cũng biết.
Lưu ý trước khi dùng azithromycin
Theo tư vấn của Dược sĩ Pasteur – Đặng Nam Anh khuyến cáo những người bị dị ứng với azithromycin hoặc đã từng bị dị ứng với các loại thuốc tương tự, chẳng hạn erythromycin, clarithromycin, telithromycin hoặc troleandomycin thì tuyệt đối không dùng thuốc này.
Những người có bệnh về gan, vàng da, bệnh thận… thì cần có sự tư vấn của bác sĩ nếu muốn sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin. Đối với phụ nữ có thai và cho con bú, vì chưa có nghiên cứu đầy đủ do vậy nếu dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt, azithromycin không dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi.
Sử dụng thuốc azithromycin sao cho an toàn?
Để sử dụng thuốc azithromycin một cách an toàn và không gây tác dụng phụ cần có sự tư vấn chính xác của bác sĩ.
Trước khi sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin cần đọc kỹ hướng dẫn có trong đơn kê đi kèm của bác sĩ và không tự ý dùng liều lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc kéo dài thời gian hơn. Cần chú ý rằng: liều lượng và thời gian điều trị bằng thuốc azithromycin có thể khác nhau tùy vào tình trạng nhiễm khuẩn như thế nào?
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh azithromycin
Nếu bạn ngưng dùng thuốc azithromycin khi chưa hết liệu trình, có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc, gây nguy hiểm cho chính bạn. Azithromycin không có tác dụng điều trị nhiễm virut như cảm hoặc cúm. Nếu quên uống một liều thì khi nhớ ra cần bổ sung liều đó ngay tức khắc, trường hợp thời điểm nhớ ra gần với thời điểm uống liều tiếp theo (khoảng nửa giờ), thì bạn bỏ qua liều đã quên, mà chỉ uống liều tiếp theo. Bạn tuyệt đối không uống gộp 2 liều cùng lúc vì sẽ bị quá liều thuốc gây ra các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy và khó chịu dạ dày nếu nặng quá thì phải đến ngay bệnh viện để chữa trị kịp thời.
Tác dụng phụ của azithromycin
Khi sử dụng thuốc kháng sinh Azithromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ với các dấu hiệu cho người dùng như: phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi, họng.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng có biểu hiện: tiêu chảy hoặc phân có máu; đau đầu với đau ngực và chóng mặt nặng, ngất xỉu, tim đập nhanh; buồn nôn, đau bụng, ngứa, chán ăn, nước tiểu đậm màu, phân màu đất sét, vàng da hoặc vàng mắt; phản ứng da và niêm mạc nghiêm trọng: sốt, đau họng, sưng mặt hoặc lưỡi, sung huyết mắt, phát ban da màu đỏ hoặc tím, phồng rộp và bong tróc da. Nếu gặp phải những tình trạng như trên, đầu tiên người dùng cần ngừng sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin và đưa người bệnh đến bệnh viện (theo ghi nhận từ Y tá Lê Khả Hân – tốt nghiệp hệ văn bằng 2 Cao đẳng Điều dưỡng hiện đang công tác tại Bệnh viện Bạch Mai cho hay: tỉ lệ người sử dụng thuốc kháng sinh azithromycin là khá nhiều tuy nhiên số bệnh nhân nhập viện do sử dụng azithromycin sai cách lại tăng đột biến) nên người dùng cần đặc biệt lưu ý để tránh tác dụng phụ không mong muốn khi sử dụng thuốc kháng sinh.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn