Bạn có biết chất khoáng Kali là gì? Có vai trò gì trong việc duy trì sự sống của con người? Hãy cùng dược sĩ khám phá chất Kali qua bài viết sau.
- Tìm hiểu về Protein và những lợi ích đối với sức khỏe con người
- Vitamin K là gì? Có tác dụng như thế nào đối với cơ thể?
- Kẽm là gì và có lợi như thế nào đối với sức khỏe con người?
Tìm hiểu về kim loại Kali
Thông tin về chất Kali
Kali hay còn gọi là Potassium, đây là nguyên tố hoá học ký hiệu K, đây là kim loại mềm có màu trắng, phản ứng mạnh với nước tạo thành chất bazơ. Kali có tính chất khá giống với sodium và đều là những nguyên tố nhóm IA trong bảng tuần hoàn.
Kali có vai trò cần thiết cho chức năng của mọi tế bào sống. Suy giảm Kali trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến các chức năng của tim.
Kali có nhiều trong tế bào thực vật do đó nguồn cung cấp kali tốt cho cơ thể chính là trái cây tươi và rau xanh. Lượng kali hấp thụ dư thừa sẽ được cơ thể thải qua mồ hôi và nước tiểu.
Kali có vai trò gì đối với sức khỏe con người?
Dược sĩ cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Kali là một trong 7 chất khoáng vi lượng mà cơ thể cần nhiều bên cạnh canxi, ma-giê, phốt-pho, muối…Tác dụng chính của Kali là cân bằng dịch trong cơ thể, kiểm soát hoạt động điện của tim và cơ. Cụ thể như sau:
Cơ thể người lớn:
– Giúp điều hòa ổn định nhịp tim. Bổ sung thực phẩm giàu kali sẽ giúp giảm lượng cholesterol trong máu, hạn chế nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
– Tác dụng điều hòa huyết áp và giảm khả năng đột quỵ
– Ngoài ra, Kali còn hỗ trợ quá trình chuyển hóa chất đạm và chất đường bột, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, kích thích sự phát triển của hệ cơ bắp và hệ thần kinh.
Cơ thể người mẹ mang thai:
– Kali giúp cân bằng nước và chất điện giải trong cơ thể. Huyết áp sẽ ổn định hơn nếu mẹ bổ sung đầy đủ Kali
– Kali còn làm giảm hiện tượng chuột rút ở chân. 4,7 g Kali mỗi ngày là tiêu chuẩn của phụ nữ mang thai.
Cơ thể trẻ em:
– Kali cần thiết cho sự phát triển cơ bắp và não bộ ở trẻ. Trẻ em ở độ tuổi đi học thường hay bị thiếu hụt Kali.
– Giảm khả năng mắc bệnh huyết áp, tim mạch, sỏi thận đối với trẻ trong tương lai.
– Lượng Kali trẻ cần thay đổi theo độ tuổi. Mỗi ngày, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần khoảng 3 g Kali, trẻ từ 4 đến 8 tuổi cần khoảng 3,8 g Kali.
Potassium có nhiều trong thực vật
Thiếu hoặc thừa kali có nguy hiểm?
Dược sĩ nhà thuốc GPP cho biết việc thừa hoặc thiếu hụt Kali đều không tốt cho sức khỏe con người.
Ở trường hợp thiếu hụt Kali mức độ nhẹ: cơ thể mệt mỏi, đau cơ, đau chi dưới, mất ngủ, trầm cảm, da bị dị ứng, phồng rộp, khô da, viêm đường ruột. Trường hợp thiếu hụt trầm trọng sẽ gây: buồn nôn, tiêu chảy, loạn nhịp tim, hay nhầm lẫn, mất phương hướng, kém tập trung, phản xạ chậm, đau khớp. Tình trạng thiếu hụt kéo dài có thể gây rối loạn tim mạch và hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây liệt cơ, tử vong.
Trường hợp dư thừa Kali mức độ nhẹ sẽ gây ra tình trạng buồn nôn, đầy hơi, tim đập nhanh, tiêu chảy, đầu ngón chân ngón tay sẽ tê. Mức độ nặng hơn là khiến tim ngừng đập và tử vong.
Bổ sung Kali từ thực phẩm nào?
– Nhóm thực phẩm giàu Kali gồm rau và các loại hoa quả, chocolate, đặc biệt là chuối. Khoai tây, khoai lang, cà chua, bắp cải và các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu Kali.
– Các loại thực phẩm như nghêu, cá, sữa chua, ngũ cốc có chứa một lượng Kali tương đối.
– Trong sữa bột có chứa đủ hàm lượng Kali mà cơ thể cần mỗi ngày. Do sữa là loại thực phẩm rất quen thuộc, dễ dàng hấp thu nên đây cũng là nguồn bổ sung Kali nên dùng.