Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Sodium là gì? Có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?

Sodium là gì? Có vai trò như thế nào đối với sức khỏe con người?

Sodium là khoáng chất có nhiều trong các loại thức ăn. Đây là chất quan trọng đối với sức khỏe con người, tuy nhiên nếu bổ sung quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể chúng ta

Hầu hết các thực phẩm đều chứa Sodium

Thông tin về Sodium

Sodium hay còn gọi là Natri, là nguyên tố hóa học thuộc nhóm kim loại kiềm, được ký hiệu là Na và số hiệu nguyên tử là 11. Na là kim loại mềm, khả năng tan trong nước tạo thành bazơ.

Natri không tồn tại nguyên chất dưới dạng tự nhiên, thường ở dạng hợp chất phổ biến nhất là muối ăn hoặc các khoáng chất khác như amphibole, soda niter, criolite… Sodium được ứng dụng rất nhiều trong công nghiệp thực phẩm. Khi nhắc đến sau luôn có trong thực phẩm tức là nhắc đến hàm lượng natri chứa trong thức ăn. Tùy thuộc vào loại thực phẩm khác nhau mà chỉ số sodium cũng có sự cao thấp khác nhau.

Vai trò của Sodium (Natri) đối với con người

Theo các giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn thì Natri có vai trò quan trọng đối với sự sống của con người cụ thể như sau:

Đối với người lớn

– Đóng vai trò là chất điện giải, Natri giúp cân bằng nồng độ chất lỏng, giữ nước cho cơ thể.  Nếu Natri trong cơ thể không ổn định sẽ dẫn đến nước trong cơ thể cũng mất cân bằng

– Với nhiều tác dụng hóa học trong việc cân bằng môi trường kiềm – axit, độ pH trong máu từ đó điều tiết các hoạt động của thận.

– Natri giúp tâm trí minh mẫn, tỉnh táo, có ảnh hưởng đến sự dẫn truyền xung thần kinh, cơ, hạn chế co cơ chuột rút.

– Duy trì sự ổn định của huyết áp, nhiều muối Natri sẽ dẫn đến tăng huyết áp nhưng một lượng nhỏ sẽ là rất an toàn và đảm bảo đủ chất cung cấp cho cơ thể.

Người đang mang thai

– Với đặc điểm tính chất giúp điều hòa chất lỏng trong cơ thể, Natri sẽ điều hòa duy trì và bù đắp lại nước hỗ trợ cho sự phát triển của thai nhi

– Người mang thai chỉ cần một lượng ít muối natri. Không cần quá nhiều muối dễ gây ra các vấn đề về thận, huyết áp hay tim mạch trong thời gian mang thai.

Đối với trẻ em

– Giúp não bộ hoạt động và phát triển

– Hỗ trợ điều hòa huyết áp và các hoạt động của các cơ

– Theo các kết quả nghiên cứu thì hầu hết trẻ em đều dư thừa muối Natri, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của trẻ. Nên chỉ bổ sung một ít Natri trong bữa ăn là đủ cho nhu cầu của trẻ.

Sodium thường tồn tại dạng muối Natri

Bổ sung Sodium như thế nào là đủ?

Dược sĩ nhà thuốc GPP cho biết hiện chưa có khuyến cáo về lượng Sodium tiêu thụ hằng ngày mà chỉ có giới hạn khối lượng Sodium mỗi ngày cụ thể như sau:

Theo tổ chức Y tế Thế giới thì trung bình mỗi người trưởng thành nên tiêu thụ dưới 2000 mg natri mỗi ngày.

– Đối với trẻ có độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi cần không quá 1000 mg.

– Đối với trẻ có độ tuổi từ từ 4 đến 8 tuổi cần không quá 1200 mg.

– Đối với trẻ có độ tuổi từ từ 9 đến 18 tuổi cần nhiều nhất 1500 mg.

Tác dụng có hại của Sodium khi dư thừa

Theo nghiên cứu của các chuyên gia hiện tình trạng dư thừa Sodium đang diễn ra khá phổ biến, nhất là những người có thói quen ăn mặn.

  • Tăng huyết áp là biểu hiện điển hình của người sử dụng nhiều Sodium, đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác như suy thận, bệnh tim, đột quỵ.
  • Cùng với đó, thường thực phẩm có chứa nhiều Natri, cũng có hàm lượng chất béo cao, dễ gây béo phì và tiểu đường.

Bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau vì có nhiều Sodium không tốt cho sức khỏe: pizza, thịt xông khói, thịt nguội, các loại bánh snack, xúc xích,…

– Ngoài ra, trong các loại bánh ngọt công nghiệp cũng có chứa hàm lượng Natri rất cao.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...