Viêm loét dạ dày nếu không được chữa trị và kiêng cử đúng cách có thể đe dọa đến tính mạng con người. Do đó, khi điều trị loét dạ dày cần phải có chế độ ăn hợp lý.
- Tìm hiểu về Photpho và vai trò đối với cơ thể con người
- Chất khoáng Magie là gì? Có lợi ích gì cho sức khỏe con người
- Thông tin về Crom và lợi ích đối với sức khỏe con người
Viêm loét dạ dày có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được chữa trị
Viêm loét dạ dày nếu không được điều trị có thể dẫn đến loét, đau, đau liên tục và chảy máu, thậm chí còn dẫn đến ung thư dạ dày và còn có thể đe dọa tính mạng. Do đó, cần phải xây dựng một chế độ ăn hợp lý, nên ăn gì và không nên ăn gì trong quá trình điều trị loét dạ dày.
Viêm loét dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào?
- Nên ăn uống điều đồ, đúng giờ giấc: Ăn đủ 3 bữam đúng định lượng và đúng giờ đồng thời uống đủ 2lit nước mỗi ngày sẽ giúp cho hệ tiêu hóa hình thành phản xạ có điều kiện hỗ trợ tuyến bài tiết tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.
- Ăn chín uống sôi, ăn chậm nhai kỹ… để dạ dày không phải gồng mình làm việc. Hơn nữa, khi nhai kỹ sẽ tiết ra nước bọt có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Không nên chạy, nhảu hoặc tắm sau khi ăn no để tránh trào ngược dạ dày thực quản.
Loét dạ dày nên ăn gì?
Theo chuyên mục Sức khỏe đời sống chia sẻ, các thực phẩm như: trứng, sữa và các thực phẩm từ sữa… đều là các thực phẩm tốt cho dạ dày. Gạo và các món làm từ gạo như: bán chưng, bánh mỳ,… đều tốt cho người bị viêm loét dạ dạ dày. Bởi nó có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày.
Những loại đồ ngọt như: đường, bánh mỳ, bánh quy, bánh xốp, mật ong có tác dụng hút acid làm giảm sự tiết acid dịch vị tốt cho bệnh dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ… có tác dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày rất tốt. Đồng thời, nên ăn cả các loại thịt, cá, tôm. Bởi trong tôm có nhiều chất kẽm tốt cho việc làm lành vết loét.
Ngoài ra, cần ăn nhiều các loại rau màu đỏ, vàng hoặc màu xanh đậm như: cà rốt, bí đỏ, cải xanh, bắp cải. Đây là những thực phẩm giàu vitamin A, B, C, E, D, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê góp phần nhanh chóng làm lành vết loét.
Hướng dẫn chế độ ăn cho người viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Theo Dược sĩ Nguyễn Quốc Trung – GV Cao đẳng Dược cho biết, các thực phẩm ngâm muối: dưa, cà, mắm muối, cá khô… có chứa nhiều muối làm cho dạ dày khó xử lý. Hơn nữa, chúng còn chứa một số chất gây ung thư (chẳng hạn dưa muối chua có chứa nitric gây ung thư) nên bạn càng không nên ăn các thực phẩm ngâm muối này.
Các thực phẩm, đồ ăn sống, lạnh có thể ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày, dễ gây tiêu chảy hoặc viêm dạ dày. Vì thế, bạn nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm này.
Ăn ít thực phẩm chiên rán. Các thực phẩm này khó tiêu hóa làm gia tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể gây máu nhiễm mỡ không tốt cho sức khỏe.
Sử dụng thuốc lá, các chất kích thích… có thể làm giảm sức đề kháng của dạ dày. Vì vậy, bạn nên dừng hút thuốc, tránh các chất kích thích như: rượu, bia,… để bảo vệ dạ dày.
Không nên uống nước ngay sau bữa ăn, vì có thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày, càng dễ gây ra chứng đau dạ dày. Thời điểm tốt nhất cho dạ dày và cơ thể đó là nên uống nước lúc ngủ dậy vào sáng sớm và một giờ trước khi ăn.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn