Cỏ xước hay còn được gọi với tên khác là cây Ngưu tất, thường mọc hoang nhiều ở nước ta. Cỏ xước được biết đến như là một loại cây thuốc với nhiều công năng hữu ích trong việc chữa bệnh.
- Khám phá những lợi ích của cây Cốt toái bổ đối với sức khỏe con người
- Bất ngờ với những công dụng chữa bệnh thần kỳ từ Đu đủ
- Những lợi ích đáng ngạc nhiên của sữa chua đối với sức khỏe
Cỏ xước thường mọc hoang phân bố khắp nước ta
Môt tả sơ lược thông tin về cây cỏ Xước
Cỏ xước là loại cây thuộc họ Rau dền, có tên khoa học là Achyranthes bidentata Blume. Cây thân thảo sống nhiều năm, cao 60cm -110 cm. Rễ củ hình trụ dài. Thân có 4 cạnh, phình lên ở các đốt như gối trâu lên gọi là ngưu tất, Lá mọc đối, hình trái xoan bầu dục cỡ 15x5cm, nhọn hai đầu, mép lượn sóng, có lông thưa hay không lông; gân phụ 5-7 cặp; cuống ngắn 1-3cm. Cỏ xước thường ra hoa vào tháng 5 đến tháng 9 hàng năm, cụm hoa hình bông mọc ở ngọn thân hoặc đầu cành; hoa ở nách những lá bắc. Quả bế hình bầu dục thường ra vào tháng 10- 11, chứa một hạt hình trụ.
Theo y học cổ truyền cỏ Xước có vị chua hay đắng có tính ôn có công dụng hoạt huyết , trừ ứ bế và điều kinh. Bổ can, thận, lợi tiểu, khoẻ cơ gân, chống loạn tiểu tiện. Làm thuốc dẫn (sứ dược) cho các bài thuốc trị bệnh phần dưới cơ thể -Tăng tưới máu cho phần dưới cơ thể.
Thành phần hóa học có trong cây cỏ Xước
Dược sĩ Trương Thị Thanh Nga giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết rễ củ cỏ xước có chứa saponin tritecpenoid (sau khi qua nước thủy phân thành oleanolic acid và đường), genin là acid oleanolic, các sterol ecdysteron, glucoza, polysaccharide, inokosteron, muối kali. .. Ngưu tất còn hàm chứa arginine (Arg) v.v… 12 lọai amino acid và alkaloids , hợp chất coumarins v.v… và nguyên tố vi lượng sắt, đồng v.v…
Cỏ xước và một bài thuốc chữa bệnh thần kỳ
Cỏ xước được các y sĩ y học cổ truyền vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh
- Chữa chứng tê thấp khớp đau: Dùng Cỏ xước phối hợp với Thương truật, Hoàng bá, Ý dĩ như các bài: Tam diệu tán (hoàn) ( Y học chính truyền): Thương truật 12 g, Xuyên Ngưu tất 12 g, Hoàng bá 8 g, tán bột mịn trộn đều mỗi lần uống 10 g, ngày 3 lần với nước gừng. Tứ diệu hoàn (Thanh phương tiện độc) gồm Ngưu tất gia Mộc qua, Phòng kỷ, Tỳ giải
- Chữa tử cung xuất huyết cơ năng: Dùng Xuyên Cỏ xước mỗi ngày 30 g – 45g sắc lấy nước uống. uống liên tục 2 – 4 ngày hết xuất huyết, trường hợp xuất huyết lâu ngày, uống tiếp thêm 5 – 10 ngày cũng cố.
- Chữa âm suy và vương hỏa biểu hiện như loét miệng và sưng lợi: Dùng phối hợp Cỏ xước với sinh địa trùng và tri mẫu.
- Chữa rối loạn đường niệu biểu hiện như đi tiểu đau, đái ra máu và nước tiểu ít: Dùng phối hợp Cỏ xước với thông thảo, hoạt thạch và cù mạch dưới dạng ngưu tất thang.
- Chữa giãn mạch máu quá mức biểu hiện như nôn ra máu và chảy máu cam: Dùng phối hợp Cỏ xước với tiểu kế, trắc bách diệp và bạch mao căn.
- Trị âm suy và dương vượng dẫn đến phong can nội chạy lên trên biểu hiện như đau đầu, hoa mắt và Chóng mặt: Dùng phối hợp ngưu tất với đại giả trạch, mẫu lệ và long cốt dưới dạng trấn can tức phong thang.
- Chữa ứ máu biểu hiện như vô kinh, ít kinh, loạn kinh và đau do chấn thương ngoài: Dùng phối hợp Cỏ xước với táo nhân, hồng hoa, đương qui và diên hồ sách.
- Trị can và thận kém biểu hiện như đau và yếu vùng thắt lưng và chân: Bổ cốt chỉ, Đỗ trọng, Hồ lô ba, Cỏ xước, nhục thung dung, phòng phong, tật lê, thỏ ty tử, tỳ giải đều 40 g, Nhục quế 20 g Dùng cật heo nấu với rượu, giã nát luyện với thuốc làm hoàn.
Các lương y giảng dạy tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo không nên dùng cỏ xước để chữa bệnh đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai và cả những người bị di tinh hay mộng tinh.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn