Danh mục
Trang chủ >> Hỏi đáp Y Dược >> Phương pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Phương pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp nhiều khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa. Vậy nên chúng ta cần bổ sung những phương pháp cần thiết để phòng tránh đau mắt đỏ cho cả gia đình.

Đau mắt đỏ lan nhanh với tốc độ chóng mặt
Đau mắt đỏ lan nhanh với tốc độ chóng mặt

Theo sức khỏe đời sống bệnh đau mắt đỏ đang lan nhanh với tốc độ chóng mặt, bệnh đau mắt đỏ sẽ không gây khó khăn cho chúng ta nếu như có cách phòng tránh hiệu quả. Bệnh đau mắt đỏ khi đã bị nó có mức độ lây lan rất nhanh sang mọi người xung quanh, vậy nên chúng ta cần bổ sung những kiến thức cần thiết nhất về phương pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ nhằm hạn chế bệnh tái phát.

Bệnh đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ chính là bệnh viêm kết mạc cấp. Bệnh có nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do virus Adeno dễ lây lan trong không khí và lan truyền thành dịch. Bệnh thường gặp vào mùa hè đến cuối mùa thu, khi thời tiết từ nắng nóng chuyển sang mưa, độ ẩm không khí cao, khi giao mùa… Thời điểm này, cơ thể con người, nhất là những người nhạy cảm với thời tiết dễ bị mệt mỏi, hệ thống miễn dịch yếu nên dễ bị nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, môi trường nhiều khói bụi, vệ sinh kém, sử dụng nước ô nhiễm, dùng chung khăn mặt, gối… cũng là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát.

Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ là cách tránh xa virus gây bệnh
Tìm hiểu về bệnh đau mắt đỏ là cách tránh xa virus gây bệnh

Điều dưỡng viên Thu Hương cựu sinh viên Liên Thông Cao đẳng điều Dưỡng cho biết, thời gian ủ bệnh rất ngắn khoảng 12-24 giờ. Theo báo cáo mới nhất của Bộ Y tế, mấy ngày gần đây, bệnh đau mắt đỏ đã lan rất nhanh và trên diện rộng. Hầu hết các tỉnh thành trên cả nước đều có dịch đau mắt đỏ.

Phương pháp phòng tránh bệnh đau mắt đỏ hiệu quả 

Đau mắt đỏ tuy là bệnh cấp tính, triệu chứng rầm rộ, dễ lây nhưng thường lành tính, ít để lại di chứng. Tuy nhiên bệnh thường gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập và lao động, và có không ít trường hợp bệnh kéo dài, gây biến chứng ảnh hưởng đến thị lực sau này nên mọi người cần có ý thức phòng bệnh tốt và cần được xử trí kịp thời khi mắc bệnh. Mầm bệnh có khả năng sống ở môi trường bình thường trong vài ngày và người bệnh vẫn có thể là nguồn lây sau khi đã khỏi bệnh một tuần. Vì vậy, cách phòng bệnh tốt nhất là thực hiện triệt để các biện pháp vệ sinh và cách ly với người bệnh. Sau đây thầy Nam Anh, giảng viên Cao Đẳng Y Dược hướng dẫn cách phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Cẩn thận trong phòng tránh bệnh đau mắt đỏ
Cẩn thận trong phòng tránh bệnh đau mắt đỏ

Khi chưa có dịch

  • Rửa mặt bằng khăn mặt riêng, sạch
  • Chậu rửa mặt được rửa sạch kỹ
  • Khăn mặt phải giặt bằng xà bông/xà phòng, phơi nơi thoáng mát
  • Nhỏ thuốc mắt khi đi ngoài đường về. Lưu ý không dùng chung thuốc nhỏ mắt với người bệnh
  • Không đến các bể bơi công cộng, hạn chế chỗ đông người
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ, nếu phải tiếp xúc nên đeo khẩu trang và không nhìn vào mắt người bệnh.

Khi đang có dịch đau mắt đỏ

Ngoài việc luôn thực hiện các biện pháp trên, cần lưu ý thêm biện pháp sau:

  • Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Người bệnh cần dùng thuốc theo đơn của bác sĩ, thông thường dùng Chloroxit 0,4%, hoặc Natriclorua 0,9 nhỏ nhiều lần trong ngày. Dùng thuốc mỡ Tetraxyclin 1% tra 2 lần 1 ngày.
  • Rửa mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối.
  • Không dùng chung thuốc nhỏ mắt, không dùng chung đồ đạc với người đau mắt.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt.
  • Hạn chế đến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
  • Hạn chế sử dụng các nguồn nước bị ô nhiễm, hạn chế đi bơi.

Đó là tất cả những cách phòng chống khi chưa bị mắc và khi đã bị mắc rồi, trang bị cho bản thân và mọi người xung quanh đầy đủ kiến thức là cách để chúng ta khoẻ mạnh nhất. Đôi mắt là một bộ phận vô cùng quan trọng, nó khiến chúng ta có thể nhìn được mọi điều tốt đẹp xung quanh. Hãy thử tưởng tượng nếu như một ngày bạn không thể nhìn thấy, khi đó bạn sẽ như thế nào? hãy biết quý trọng đôi mắt hơn bằng những phương pháp phòng bệnh đau mắt đỏ. Một Dược sĩ tốt nghiệp Cao đẳng Dược cũng đưa ra lời khuyên, sau 5 đến 7 ngày nếu bệnh không thuyên giảm bạn phải đến khám bác sĩ nhãn khoa để có hướng điều trị dứt điểm.

Nguồn: Thông tin nhà thuốc GPP

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những loại thuốc điều trị đau mắt đỏ cho trẻ em

Đau mắt đỏ là một vấn đề thường gặp ở trẻ em, gây ra các ...