Những gã đàn ông làm ngành Dược lúc nào nhìn cũng bảnh bao, tri thức, tâm lý với phụ nữ, nhưng nghe tôi là phụ nữ đừng dại mà “mê” đàn ông làm Dược sĩ.
- Học và hành nghề cao đẳng dược những cái giá phải trả
- Trình dược viên vất vả khó ngờ của người theo nghề
- Dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách
Chồng tôi là một trình dược viên
Cái nghề làm tội cái thân
Trong xã hội xưa cũ, người ta luôn ngưỡng mộ 2 nghề trong xã hội đó là nghề giáo “trồng người” nghề Y, Dược “cứu người” vì cho rằng những người làm trong nghề này luôn cao quý, phẩm chất tốt sau này nếu lấy được thì cuộc sống trăm bề ấm no.…Thực ra đó chỉ là quan niệm chứ nào có một chuẩn mực cụ thể nào cho việc chọn vợ, chọn chồng phải phụ thuộc vào ngành nghề. Ấy thế mà cái nghề luôn được mọi người tung hô, ca tụng, ngưỡng mộ lại khiến tôi ngao ngán khi chồng mình làm một người trình dược viên.
Nghe đến cái mác làm Dược sĩ, làm trong hệ thống ngành Y ai cũng xuýt xoa khi khen và nói số tôi sướng khi lấy được công chồng có công việc, ngành nghề cao quý trong xã hội, mà đúng là danh giá thật. Nếu như bằng tuổi chồng tôi, bạn bè đã có 1 vợ, 2 con, nhà 3 tầng xe 4 bánh thì chồng tôi vẫn miệt mài công cuộc đèn sách khi học lên liên thông Cao đẳng Dược, anh nói học để đáp ứng được yêu cầu của công việc, của nghề vì cái nghề nó ảnh hướng trực tiếp tới tính mạng con người. Dù bây giờ, có một bộ phận thầy thuốc, bác sĩ đánh mất y đức, bị cả xã hội lên án, khiến rất nhiều người trong ngành cũng vì thế mà bị ảnh hưởng, bị chửi rủa theo, nhưng tế xã hội vẫn luôn cần thầy thuốc. Người ta không bao giờ có thể hết ốm đau bệnh tật. Và một lý do nữa, khiến mọi người cho rằng nghề này có giá là vì thường thì làm nghề Dược không ai nghèo, ai cũng có cuộc sống tương đối dễ chịu, bất kể là làm ở vị trí nào trong hệ thống ngành y, Dược nước nhà.
Quay lại cuộc sống gia đình tôi, tôi thấy gia đình khá ổn và người đàn ông ấy cũng đóng góp nhiều công sức. Nhưng đổi lại? Tôi gần như phải làm tất cả mọi việc, không hề được chia sẻ trong các công việc nhà, việc chăm sóc con cái. Đơn giản vì công việc của một người trình dược viên gần như đã chiếm trọn thời gian của chồng tôi, khi phải liên tục rong ruổi bám bụi ngoài đường để tư vấn hướng dẫn dùng thuốc, giới thiệu thuốc cho các công ty, bệnh viện với mục đích cuối cùng là bảo vệ sức khỏe cho mọi người, vì tính chất công việc như thế nên ngôi nhà tôi luôn vắng bóng, lạnh lẽo vì thiếu bóng dáng người trụ cột.
Cái nghề của chồng mang đến cho tôi sự bất hạnh
Nghề Dược mang đến cho tôi sự cam chịu
Cuộc sống của người phụ nữ có chồng làm nghề Dược như tôi luôn phải chịu cay đắng tủi hơn, vì phải “nhường” chồng mình cho công việc. Tôi cũng hiểu đó là tính chất công việc của người làm nghề Dược, vì đi làm cũng một phần vì tiền mà phần còn lại cũng vì lương tâm của người làm nghề phải có trách nhiệm chăm lo sức khỏe đời sống cho xã hội.
Nên vì thế từ những năm tháng chung sống cùng nhau, số lần chồng tôi ở nhà trọn vẹn cả ngày chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Tôi không biết mình lấy chồng hay lấy người trình dược. Người nhà, họ hàng ai cũng quý anh, bảo tôi tốt số, nhưng thực ra họ mới là người được nhờ, chứ tôi nào được nhờ gì. Và để anh làm tròn được trách nhiệm với xã hội thì tôi và các con đã phải hi sinh rất nhiều.
Chưa kể đến môi trường nơi những người làm nghề Dược là điều kiện thuận lợi cho nhiều căn bệnh phát triển, vì nơi ở đó người ta phải thử nghiệm, bào chế thuốc những dược liệu … Vất vả, áp lực là thế nhưng tôi chỉ mong xã hội có thể hiểu và thông cảm cho những người công tác trong ngành này một phần thay vì luôn “vơ đũa cả nắm” khi thấy “1 con sâu bỏ dầu nồi canh”. Luôn biết nghề nào cũng có những vất vả và khó khăn những không nghề nào bất hạnh như nghề Y và nghề Dược.
Vì thế hãy nghe tôi, nếu xác định lấy người làm nghề Y, Dược bạn cần là người can đảm và bao dung hơn bất cứ người đàn bà nào có như thế hạnh phúc mới vẹn toàn.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn