Thời tiết thay đổi, sinh hoạt và ăn uống thất thường vào dịp Tết khiến trẻ dễ bị ốm. Vậy làm thế nào để trẻ có thể tận hưởng một cái tết khỏe mạnh và an toàn?
- Thường xuyên buồn ngủ là dấu hiệu của bệnh gì?
- Đau bụng kinh nên làm gì cho đỡ đau?
- Chế độ ăn uống phù hợp với người bị rối loạn tiền đình
Làm thế nào để trẻ không bị ốm vào dịp Tết?
Tết Nguyên đán là kỳ nghỉ dài nhất trong năm của người Việt Nam, tuy nhiên đây cũng là thời điểm nhiều trẻ em dễ bị ốm vặt. Có rất nhiều lý do khiến trẻ bị ốm vặt trong những ngày Tết như: đi tàu xe, phải di chuyển nhiều, ăn uống sinh hoạt thất thường… khiến trẻ bị mệt mỏi, quấy khóc… Ngoài ra, thời tiết thay đổi thất thường cũng khiến trẻ dễ bị mắc bệnh vào dịp Tết.
Để các bậc phụ huynh có thể an tâm, giúp cho trẻ tận hưởng một cái tết vui vẻ, khỏe mạnh và an toàn, các phụ huynh cần lưu ý những điều sau đây khi chăm sóc cho trẻ.
Nhắc nhở trẻ rửa tay thường xuyên
Phụ huynh cần nhắc nhở trẻ luôn giữ tay sạch sẽ để tránh bị bệnh và lây truyền vi trùng cho người khác. Nên rửa tay bằng nước sạch và xà phòng, chà xát trong ít nhất 20 giây. Khi ho và hắt hơi cần che miệng và mũi bằng khăn giấy. Nếu như không có khăn giấy thì có thể cho trẻ ho hoặc hắt hơi vào tay áo của mình hoặc khuỷu tay trên của mình, không nên ho vào bàn tay.
Ăn uống vệ sinh
Để trẻ không mắc các bệnh liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm thì các bậc phụ huynh nên chuẩn bị thức ăn một cách kỹ lưỡng, ăn chín uống sôi, tránh để những thực phẩm đã chín gần những thực phẩm tươi sống. Đồ ăn thừa không nên để ở ngoài vì dễ bị ôi thiu và gây rối loạn tiêu hóa nếu ăn phải.
Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ
Thời tiết chuyển lạnh thì việc giữ ấm cơ thể là rất cần thiết để phòng tránh bệnh tật bởi trời lạnh có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, nhất là đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Khi đi ra ngoài nên mặc thêm áo ấm, mang thêm tất, đội mũ và quấn thêm chăn mỏng cho trẻ.
Luôn giữ ấm cơ thể cho trẻ
Cho trẻ ăn uống lành mạnh và tập thể dục hàng ngày
Nên cho trẻ ăn uống lành mạnh để đảm bảo sức khỏe và sức đề kháng như: nên ăn các loại rau quả tươi thay vì các loại bánh kẹo, mứt… hạn chế cho trẻ uống nước ngọt, nên cho trẻ uống sữa, nước ép trái cây tươi để cơ thể nhận đủ vitamin và chất xơ.
Bên cạnh việc ăn uống lành mạnh, cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động khoảng 1 tiếng mỗi ngày bằng các hoạt động như nhảy nhót theo một bản nhạc yêu thích, chạy vòng quanh sân…
Ăn ngủ đúng giờ
Cho dù có bận rộn như thế nào đi chăng nữa, thì cha mẹ vẫn nên đảm bảo con ăn đủ 3 bữa chính: sáng, trưa, tối. Nếu được, hãy cho trẻ ăn thêm các bữa phụ xen kẽ bằng các thực phẩm bổ dưỡng như sữa chua, phô mai, váng sữa…
Bên cạnh đó, cha mẹ nên tranh thủ cho con ngủ trưa, vì giấc ngủ này rất quan trọng, giúp trẻ phục hồi lại sức khỏe sau một buổi sáng tiêu hao năng lượng. Đồng thời, buổi tối, cha mẹ nên cho trẻ lên giường đi ngủ sớm, muộn nhất là 10 giờ đêm.
Tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ
Cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh tật là cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ các mũi vắc xin theo từng lứa tuổi. Theo các bác sĩ tư vấn, cho con đi tiêm chủng đầy đủ các mũi vắc-xin theo lứa tuổi cũng là cách cha mẹ bảo vệ con khỏi các loại bệnh một cách chủ động và hiệu quả nhất.
Khi cha mẹ phát hiện trẻ bị ốm thì nên sớm đưa trẻ đi khám bác sĩ để được chữa trị kịp thời và có được những lời khuyên hữu ích giúp cha mẹ và con sớm vượt qua được những ngày bệnh khó chịu.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.