Nếu bạn thường xuyên thấy mệt mỏi thì có thể hệ thống bạch huyết của bạn đang gặp khó khăn. Hãy tìm hiểu và làm sạch hệ bạch huyết bằng những thói quen tốt.
- Những lợi ích diệu kỳ đến sức khỏe của vỏ hạt mã đề
- Những cách thải độc cơ thể bằng thực phẩm quanh ta
- Lợi ích kỳ diệu từ hột mơ mà chúng ta đã bỏ lỡ
Làm sạch hệ bạch huyết bằng những thói quen tốt
Giảng viên Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Hệ thống bạch huyết trong cơ thể chúng ta là một hệ thống phức tạp bao gồm lá lách, tuyến ức, các hạch bạch huyết, và các “tàu thuyền” với vai trò di chuyển dịch để bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tật. Những hệ thống này có thể làm việc chậm chạp hoặc thậm chí không hoạt động đúng nếu bạn có chế độ ăn chưa đúng: ăn quá nhiều đồ ăn vặt, thực phẩm bẩn, tiếp xúc với quá nhiều chất độc quá mức, không tập thể dục đầy đủ hoặc bị bệnh sau một thời gian dài.
Hệ bạch huyết là gì
Giống hệ tĩnh mạch, hệ bạch huyết bao gồm vô số các mạch bạch huyết thành mỏng chúng giúp vận chuyển dịch đi khắp cơ thể. Các mạch bạch huyết nhỏ sẽ đổ vào các mạch bạch huyết lớn hơn và cuối cùng sẽ đổ vào hệ tĩnh mạch trung tâm qua ống ngực hoặc ống bạch huyết phải. Hầu hết các mạch bạch huyết đều có van, tương tự như tĩnh mạch, các van này sẽ giữ và đảm bảo cho bạch huyết chảy theo một hướng về phía tim. Trong hệ tĩnh mạch, máu thì sẽ di chuyển nhờ lực hút từ tim, còn trong hệ bạch huyết, dịch sẽ di chuyển nhờ áp lực tạo ra trong quá trình co cơ.
Hướng dẫn làm sạch hệ bạch huyết
Trước khi vào trong hệ thống tĩnh mạch trung tâm, bạch huyết sẽ đi qua các hạch và loại bỏ các mảnh tế bào trong đó có các tế bào ung thư và các thành phần dị nguyên. Thêm nữa, các hạch bạch huyết cũng chính là thành phần cốt lõi tham gia vào hệ miễn dịch. Bởi vì chúng chứa các tế bào lympho, đại thực bào, và các tế bào đuôi gai có thể đáp ứng với bất kỳ kháng nguyên mô nào được đưa vào hệ bạch huyết.
Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết thêm: Hạch bạch huyết được phân làm 2 loại nông hoặc sâu. Hạch nông nằm ngay dưới da; chúng có mặt khắp cơ thể, nhưng tập trung ở cổ, nách và bẹn. Hạch sâu là các hạch nằm trong khoang bụng hoặc ngực.
Các bước làm sạch hệ bạch huyết (theo Naturalon)
Bằng thực phẩm và các loại thảo mộc
Thực phẩm giúp hỗ trợ làm sạch hệ bạch huyết
- Tránh ăn các thực phẩm chế biến và thức ăn vặt như: bánh mì, xúc xích, thịt nướng, kẹo, nước ngọt, bánh quy… sẽ gây áp lực khủng khiếp lên hệ thống bạch huyết. Chính vì vậy chúng ta cần ăn nhiều trái cây tươi và rau củ quả hữu cơ và các chất béo lành mạnh để tăng cường sức khoẻ và giúp cho hệ thống bạch huyết làm việc hiệu quả hơn.
- Ăn nhiều các loại thực phẩm tự nhiên như: gừng, các rau màu xanh đậm (rau bina, cải xoăn, bông cải xanh…), các loại trái cây họ cam quýt, dầu dừa, tỏi, nước ép trái cây và sử dụng hạt lanh.
- Sử dụng các loại thảo mộc để hỗ trợ việc làm sạch hệ bạch huyết: rễ bồ công anh, rau mùi tây để làm sạch và khai thông hệ thống bạch huyết.
- Ăn nhiều chế phẩm sinh học: Sự tập trung cao nhất của bạch huyết được tìm thấy ở thành ruột. Vì vậy chúng ta nên ăn nhiều prebiotic để khuyến khích các vi khuẩn lành mạnh phát triển, từ đó giúp đường ruột khỏe mạnh đồng thời cũng sẽ giúp cho hệ bạch huyết khoẻ mạnh.
Vận động và mát xa
Mát xa giúp lưu thông và hỗ trợ làm sạch hệ bạch huyết
- Thực hiện mát xa bạch huyết: Có thể thực hiện liệu pháp mát xa có thể giúp khai thông hệ thống bạch huyết.
- Tạo điều kiện cho cơ thể đổ mồ hôi hãy dành ít nhất 30 phút mỗi tuần trong phòng tắm hơi hoặc xông hơi với thảo dược để giúp hệ thống bạch huyết hoạt động hiệu quả. Bởi vì việc đổ mồ hôi sẽ giúp bạn loại bỏ phần lớn các độc tố thông qua đường thở, qua da và giúp làm tăng nhịp tim.
- Thực hiện tập thể dục mỗi ngày: Khi vận động bạn sẽ kích thích hệ thống bạch huyết đồng thời cũng thúc đẩy hệ thống miễn dịch khỏe mạnh.
- Thực hiện làm sạch gan: Bởi vì hầu hết các dịch bạch huyết xuất phát từ gan. Nếu như gan mà bị nghẽn hoặc quá tải do cơ thể có quá nhiều chất độc, nó sẽ làm bít kín hệ bạch huyết. Vì thế, cần áp giải độc cho gan để đánh thức hệ thống bạch huyết.
- Dùng bàn chải khi tắm: dùng bàn chải hoặc những miếng bọt biển (hoặc xơ mướp) chà khắp cơ thể khi tắm, thực hiện ít nhất 3 lần/tuần (luôn chải theo hướng về phía tim)
Hi vọng những thông tin trên của nhà thuốc GPP hữu ích với bạn đọc!