Lên kế hoạch mở Nhà thuốc là bước quan trọng để hoạt động kinh doanh của Nhà thuốc thành công. Sau đây là các bước cần thực hiện khi mở Nhà thuốc đạt chuẩn GPP.
- Mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP có khó không? Điều kiện và thủ tục gồm những gì?
- Tiêu chuẩn thực hành tốt phân phối thuốc GDP là gì?
- Hướng dẫn xin giấy chứng nhận kinh doanh Dược phẩm để mở hiệu thuốc
Hướng dẫn các bước mở Nhà thuốc GPP chuẩn nhất cho Dược sĩ
Ngày nay nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng tăng cao nên việc tiêu thụ các sản phẩm dược phẩm chữa bệnh, thực phẩm bảo vệ sức khỏe ngày càng tăng. Đáp ứng nhu cầu đó, các cơ sở kinh doanh thuốc ngày càng mở rộng quy mô hoạt động, nhiều Dược sĩ sau khi ra trường mong muốn mở Nhà thuốc, quầy thuốc để ổn định công việc cũng như thu nhập cho bản thân.
Khi mở Nhà thuốc, quầy thuốc thì có rất nhiều việc cần phải làm, do vậy Dược sĩ cần phải có kế hoạch cụ thể. Sau đây là những bước cần thực hiện khi mở Nhà thuốc đạt chuẩn GPP theo kinh nghiệm của những người trong ngành.
Bước 1: Chọn địa điểm kinh doanh thuốc
Bước đầu tiên và cũng là bước rất quan trọng quyết định đến thành công của hoạt động kinh doanh Nhà thuốc. Để hoạt động kinh doanh được thuận lợi, bạn nên chọn nơi mở cửa hàng là nơi đông dân cư, thuận tiện cho giao thông đi lại, ngoài ra cần lưu ý một số vấn đề về phong thủy để hoạt động kinh doanh được phát đạt. Ngoài ra, một điều quan trọng Dược sĩ cần lưu ý là địa điểm đặt Nhà thuốc thực tế phải trùng với địa điểm trên giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kinh doanh Nhà thuốc.
Bước 2: Hoàn tất các thủ tục pháp lý.
Khi đã có một địa điểm phù hợp để mở Nhà thuốc, Dược sĩ cần tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý để xin mở Nhà thuốc. Theo quy định hiện nay, muốn mở Nhà thuốc yêu cầu Dược sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn phải có bằng đại học dược, với quầy thuốc thì yêu cầu người chịu trách nhiệm chuyên môn phải có bằng trung cấp, cao đẳng dược.
Khi bạn đã chọn được một địa điểm ưng ý để mở quầy thuốc, nhà thuốc thì bạn cần hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục pháp lý để xin mở quầy thuốc, nhà thuốc. Theo Tin tức ngành Dược, để mở Nhà thuốc thì yêu cầu người chịu trách nhiệm chuyên môn phải có bằng Đại học ngành Dược, đối với quầy thuốc thì người chịu trách nhiệm chuyên môn có bằng Cao đẳng Dược hoặc Trung cấp Dược.
Để cơ sở kinh doanh thuốc đi vào hoạt động, Dược sĩ cần chuẩn bị đủ những giấy tờ cần thiết sau:
- Có Chứng chỉ hành nghề dược do Sở Y Tế cấp.
- Chuẩn bị hồ sơ xin giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề, đồng thời chuẩn bị hồ sơ xin thẩm định GPP.
- Có Giấy chứng nhận Đăng ký Kinh doanh dược phẩm (do Phòng đăng ký kinh doanh-Sở Kế hoạch và đầu tư cấp tỉnh cấp) và đã được Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề bán lẻ thuốc.
Bước 3: Tiến hành sửa sang cửa hàng, mua sắm các trang thiết bị
Sau khi đã hoàn thành các thủ tục pháp lý mở Nhà thuốc, bước tiếp theo bạn cần tiến hành là sửa sang cửa hàng, trang trí cửa hàng sao cho phù hợp với mục đích kinh doanh, đồng thời mua sắm các trang thiết bị cần thiết, các tài liệu chuyên môn cần có.
Trang thiết bị: Các trang thiết bị cần thiết cho Nhà thuốc như: điều hòa, nhiệt kế, tủ thuốc, quầy thuốc, tủ lạnh, khay đếm, tủ bảo quản thuốc đặc biệt, máy tính, bảng hiệu…
Các tài liệu chuyên môn cần có: nội quy và quy trình bán thuốc, quy định quy chế của nghề, danh mục các loại thuốc cấm sử dụng, tài liệu tra cứu sử dụng thuốc…
Kế hoạch mở Nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Bước 4: Nhập hàng hóa về Nhà thuốc
Sau khi cửa hàng đã được sửa sang và bày trí hoàn thiện, Dược sĩ cần tiến hành nhập hàng hóa về cho Nhà thuốc. Bạn nên chọn nguồn hàng đảm bảo chất lượng và giá cả phù hợp. Hiện nay có nhiều nguồn hàng bạn có thể lựa chọn như: các chợ thuốc, các công ty dược, các đại lý… Các dược sĩ nên chủ động tìm nguồn hàng để chọn được nơi nhập hàng giá cả tốt nhất chứ không nên chỉ đợi Trình Dược viên của các công ty Dược đến giới thiệu.
Bước 5: Tiến hành các hoạt động khai trương và kinh doanh
Sau khi Dược sĩ đã hoàn thành các bước trên, Dược sĩ tiến hành lên kế hoạch triển khai các hoạt động khai trương, marketing phù hợp để thu hút khách hàng. Dược sĩ nên chuẩn bị sẵn kế hoạch dài hạn và kế hoạch ngắn hạn để hoạt động của Nhà thuốc được suôn sẻ.
Chúc các Dược sĩ thành công.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn.