Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> Dược sĩ nhà thuốc hướng dẫn pha chế thuốc theo đơn?

Dược sĩ nhà thuốc hướng dẫn pha chế thuốc theo đơn?

Là dược sĩ, đặc biệt các dược sĩ trực tiếp điều hành nhà thuốc Gpp thường gặp khó khăn khi dùng một dạng bào chế nào đó, hay lúng túng khi phải phân liều cho người thân trong gia đình như các cháu nhỏ, sơ sinh phải dùng một dạng thuốc vào thời điểm thị trường chưa có hoặc không còn hàng ?

duoc-si-ban-thuoc-ke-don-pasteur

Dược sĩ bán thuốc kê đơn?

Dược sĩ hướng dẫn chia liều thuốc Azithromicin cho trẻ nặng 8 kg?

Dược sĩ chúng ta có thể tự chế lấy dạng phù hợp như trường hợp cháu bé phải dùng Azithromicin. Trên thị trường Azithromicin dạng thuốc uống có viên nén, viên nang cứng (250-500-600 mg), thuốc bột gói (100-200-250 mg/5 ml), thuốc bột pha hỗn dịch (100 mg/5 ml-200 mg/5 ml).

Liều dùng cho các cháu bé cân nặng dưới 45 kg : 10 mg/kg thể trọng một lần, dùng trong 3 đến 5 ngày.

Khi chỉ mua được gói bột 250 mg nhưng cháu bé cân nặng 8 kg bắt buộc bạn phải chia gói thuốc thành ba phần để dùng (liều dùng cho cháu bé là 80 mg lần trong ngày từ 3 đến 5 ngày).

Chia liều khá đơn giản: ta có thể hướng dẫn cho khách, khi gặp trường hợp tương tự. Trong nhiều trường hợp chia liều khó hơn chắc chắn khách hàng không thể tự làm lấy được.

Dược sĩ hướng dẫn chia liều thuốc giản đau cho người tiền sử bệnh đau dạ dày?

Trường hợp khác khá phổ biến khi khách hàng của bạn phải dùng các loại thuốc giảm đau Nonsteroid điều trị chứng viêm khớp. Nhưng họ lại bị bệnh đau dạ dày hoặc có dị ứng với một trong các thành phần của các dạng bào chế sản xuất công nghiệp như: tá dược hoặc chất màu.

Một lợi ích khác pha chế theo đơn đem lại là tăng khả năng tuân thủ điều trị của người bệnh khi người đó phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau vào những thời điểm khác nhau như các bệnh nhân phải dùng nhiều loại vitamin hay vi chất dinh dưỡng.

Liệu có thể các thành phần đó được pha chế thành một dạng thuốc phù hợp và giảm được số lần dùng cũng như sự phức tạp của chế độ dùng thuốc không? … Tất cả những điều đó nhờ bàn tay vàng của các dược sĩ pha chế theo đơn tại các phòng bào chế nhỏ (ở nhà thuốc) người bệnh có thể nhận được dạng thuốc phù hợp cho nhu cầu điều trị riêng mình.

dao-tao-trinh-duoc-vien-chuyen-nghiep

Đào tạo Trình Dược viên chuyên nghiệp

Một mối tương quan mới giữa người bệnh-người kê đơn-người dược sĩ:

Sự kiện người bệnh có dạng thuốc của riêng mình đã tạo dựng mối quan hệ tay ba “triad relation-ship”: người bệnh-người kê đơn-người dược sĩ. Người bệnh không phải mua một dạng thuốc cho tất cả mọi người “one-size-fits-all” của các hãng dược phẩm. Pha chế theo đơn lấy người bệnh làm trung tâm “patient centred” là điều các dược sĩ cần quan tâm khi các khái niệm chăm sóc dựa trên bằng chứng “evidence based care” và chăm sóc bằng thuốc hay chăm sóc dược phẩm “pharmaceutical care” đang trở thành một tiêu chuẩn mới của thực hành Y Dược trên thế giới.

Quầy thuốc không được pha chế thuốc, chỉ nhà thuốc chuẩn Gpp mới được pha chế?

Ở nước ta pha chế theo đơn khá phổ biến dưới thời thuộc địa của Pháp. Những năm 1970 tại Hà Nội chỉ còn Hiệu Thuốc 8-3 tại Cửa Nam thực hiện công việc này. Khi công nghiệp bào chế phát triển mạnh, nhiều dạng bào chế hiện đại tiện lợi ra đời, loại hình dịch vụ này không còn tồn tại. Tuy nhiên vì sự tiện lợi cho người bệnh và khách hàng cũng như nhu cầu của xã hội các dược sĩ đại học phải suy nghĩ về khía cạnh này. (Nói dược sĩ đại học vì pha chế theo đơn hiện nay quy định chỉ thực hiện tại nhà thuốc.)

Tiêu chí chính để phân biệt quầy thuốc (do các dược sỹ trình độ cao đẳng và trung học phụ trách) và nhà thuốc (do dược sỹ đại học đứng tên) theo Thông tư 46/2011-TT-BYT: nhà thuốc có thể làm dịch vụ pha chế theo đơn, quầy thuốc không được không quy định.

Như đã thảo luận pha chế theo đơn đã có một thời rất phát triển tại Việt Nam và hai trường đại học lớn nhất nước ta Đại học Dược Khoa (Hà Nội) và Đại học Dược Sài Gòn (trước 30/4/1975) rất chú trọng đến pha chế theo đơn.

dao-tao-trung-cap-duoc-chuyen-nghiep

Đào tạo Trung Cấp Dược buổi tối chuyên nghiệp

Ở Đại học Dược Hà Nội (cũng như nhiều cơ sở đào tạo nhân lực y tế khác) trong những năm 1960-1980 đã tồn tại chuyên ngành Bào chế – Dược chính (Pha chế quy mô nhỏ và Pháp chế Dược). Sinh viên được đào tạo rất kỹ về bào chế quy mô nhỏ để sau này nhận công tác tại khoa dược các bệnh viện trung ương, địa phương và hiệu thuốc pha chế theo đơn ở các thành phố lớn hoặc đi phục vụ chiến trường.

Tại khoa dược bệnh viện các dược sĩ đại học chủ yếu làm hai nhiệm vụ chính là :cấp phát quản lý sử dụng thuốc và pha chế quy mô nhỏ.

Đặc biệt họ phải pha được dịch truyền (thuốc tiêm truyền) cho nhu cầu phòng bệnh và chữa bệnh của cơ sở điều trị, tại các bệnh viện lớn dược sĩ có thể pha chế thêm một số dạng bào chế đơn giản, dùng ngay (extemporaneous medicines) như dung dịch thuốc, xiro thuốc, một số thuốc mỡ dùng ngoài…

* Lưu ý: bài viết được sử dụng dành riêng tham khảo cho Dược sĩ đã được đào tạo chuyên môn, người đọc không đào tạo chuyên môn không được tự ý áp dụng chia liều và sử dụng thuốc (đặc biệt kháng sinh) khi không có chỉ định từ bác sĩ.

Nguồn :Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Thuốc nam Công dụng của đường mía hà thủ ô

Thuốc nam Công dụng của đường mía hà thủ ô

Đường mía hà thủ ô là một vị thuốc hoàn toàn tự nhiên được điều ...