Danh mục
Trang chủ >> Hỏi đáp Y Dược >> Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm trong những ngày Tết là không thể tránh khỏi, vậy nên xử trí như thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm 

Ngộ độc thực phẩm xảy ra do ăn phải những thức ăn bị nhiễm độc, nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc thức ăn chưa chế biến kỹ… Ngộ độc thực phẩm thường có các biểu hiện như buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, sốt… Vậy cần xử trí thế nào khi bị ngộ độc thực phẩm?

Những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cần tránh

Theo các chuyên gia, các loại thực phẩm sau đây có nguy cơ gây ngộ độc cao người dân cần lưu ý:

Các loại rau sống hay rau mầm: Những loại rau này có thể bị nhiễm khuẩn, nhiễm hóa chất trong quá trình trồng và chăm sóc, không được rửa kỹ. Để tránh bị ngộ độc thì người dân nên rửa thật sạch bằng nước muối trước khi chế biến.

Thịt nấu chưa chín: Trong các loại thịt có thể chứa các vi khuẩn như Salmonella, Clostridium perfringens… hoặc chứa các ký sinh trùng như sán dây bò, sán dây heo, giun đũa gây tiêu chảy, ngộ độc cấp tính, nếu chưa được nấu chín kỹ thì các vi khuẩn này vẫn còn sống gây nguy hiểm cho sức khỏe. Do vậy không nên ăn các thịt heo tái hay bò tái.

Nấm: Nấm có loại nấm không độc và nấm có độc. Triệu chứng thường gặp khi ăn phải nấm độc đầu tiên là loạn nhịp thở, chóng mặt, buồn nôn. Để phòng ngừa bị ngộ độc nấm cần tránh sử dụng các loại nấm lạ, đặc biệt là các nấm có màu sắc sặc sỡ.

Các loại thực phẩm bị nấm mốc: Thực phẩm bị nấm mốc, ôi thiu có chứa nhiều độc tố có thể gây ra các ca ngộ độc nặng nếu như ăn phải.

Sữa chưa tiệt trùng: Trong sữa chưa tiệt trùng có chứa các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe như Campylobacter, Cryptosporidium, E. coli, Listeria và Salmonella nên có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Khoai tây mọc mầm: Các chuyên gia cho biết, tinh bột được chuyển hóa thành solanine và chaconine – alpha, đây là hai chất có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Khi chế biến khoai tây cần gọt sạch vỏ và cả mầu, tốt nhất không nên ăn củ khoai tây đã mọc mầm.

Ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm

Khi bị ngộ độc thực phẩm nên làm gì?

Tùy vào trường hợp ngộ độc nặng hay nhẹ mà có cách xử trí khác nhau. Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản về cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm:

  • Khi thấy có các dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm cần dừng ngay thức ăn đó.
  • Trường hợp người bệnh bất tỉnh, thở khò khè thì cho bệnh nhân nằm nghiêng một bên. Nếu bệnh nhân thở yếu thì chúng ta hô hấp nhân tạo.
  • Tiến hành gây phản xạ nôn bằng cách dùng 2 ngón tay, tăm bông hoặc thìa nhỏ vào gốc lưỡi để ép cho bệnh nhân nôn thật nhiều những thức ăn khó chịu trong dạ dày ra.Càng nhiều thức ăn nhiễm độc bị nôn ra thì càng tốt. Lưu ý để đầu cuối thấp hơn ngực để tránh sặc vào phổi.
  • Sau đó bạn cho bệnh nhân bù nước và điện giải bằng oresol hoặc nước muối loãng. Đối với bệnh nhân là người lớn, chúng ta dùng 1 lít nước pha với 1 gói oresol. Đối với trẻ em thì pha 250ml nước với oresol dành cho trẻ em. Trong trường hợp không có oresol, có thể pha theo công thức: 1 lít nước + ½ thìa muối + 4 thìa đường.
  • Trường hợp người bệnh nôn, hoặc ói mửa thì không được dùng thuốc cầm nôn hay cầm tiêu chảy bởi các thức ăn không tốt cho cơ thể vẫn còn cầm cự trong hệ tiêu hóa.
  • Cuối cùng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Trên đây là một số biện pháp xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm người dân cần lưu ý để biết cách xử lý trong trường hợp gặp phải.

Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Dùng thuốc thông mũi cho trẻ cha mẹ cần lưu ý những gì?

Nghẹt mũi có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh ...