Mỗi gia đình nên dự trữ sẵn những loại thuốc thông dụng trong tủ thuốc để đề phòng các trường hợp khẩn cấp cần dùng đến. Sau đây là các loại thuốc thông dụng nên có trong tủ thuốc gia đình.
- Các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và khi nào nên sử dụng?
- Men tiêu hóa là gì và khi nào nên dùng men tiêu hóa?
- Những trường hợp nào không nên dùng men tiêu hóa?
Các loại thuốc thông dụng nên dự trữ trong tủ thuốc gia đình
Các loại thuốc thông dụng như thuốc giảm đau, hạ sốt, thuốc cảm, ho… bạn có thể dễ dàng mua tại các quầy thuốc, Nhà thuốc đạt chuẩn GPP, tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể chạy ra nhà thuốc. Chính vì thế bạn nên dự trữ sẵn những loại thuốc thông dụng trong tủ thuốc gia đình để phòng các trường hợp cần thiết.
Các loại thuốc thông dụng trong tủ thuốc gia đình.
Để biết các loại thuốc nên dự trữ trong tủ thuốc gia đình, tốt nhất bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ tư vấn hướng dẫn dùng thuốc và nên mua loại thuốc nào. Khi sử dụng bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc, ngoài ra cũng cần quan tâm đến những tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc để có sự chuẩn bị trước.
Sau đây là một số loại thuốc thông dụng, các chuyên gia y tế khuyến khích bạn nên dự trữ trong tủ thuốc gia đình để phòng trường hợp cấp bách cần xử lý.
– Thuốc cảm, ho, siro ho: đây đều là các loại thuốc thông dụng có bán nhiều tại các nhà thuốc và khi mua không cần toa, tuy nhiên bạn cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, đặc biệt là trước khi cho con trẻ hay thai phụ sử dụng.
– Thuốc giảm đau, giảm sốt, giảm sưng viêm (non-Steroid), bao gồm các loại như Paracetamol, Tylenol, Aspirin… Các loại thuốc này có liều lượng thành phần, mức độ công hiệu khác nhau, bạn nên đọc kỹ nhãn thuốc và hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
– Dầu xanh và các loại kem, gel giúp giảm đau nhức (lưng, chân, vai…) như Salonpas.
– Kem/thuốc chữa và ngừa côn trùng đốt; Vaseline, thuốc mỡ có tác dụng làm lành những vùng da, môi bị nứt nẻ hoặc để bôi một lớp mỏng ở mũi để giảm xót, giảm xước do việc dùng khăn giấy chùi khi bị cảm cúm sổ mũi.
– Các loại thuốc đường tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khó tiêu…), than hoạt tính, oresol… đây cũng là những loại thuốc thông dụng rất cần thiết các gia đình nên dự trữ sẵn trong tủ thuốc của gia đình mình.
– Các loại thuốc sát trùng và các thuốc mỡ kháng sinh có tác dụng phòng chống nhiễm trùng khi bị trầy xước cũng như để làm sạch các dụng cụ y tế khi cần dùng đến.
– Dụng cụ y tế: Các dụng cụ y tế cần thiết trong tủ thuốc gia đình như: nhiệt kế, ống nhỏ giọt, thìa hoặc cốc đúng tiêu chuẩn để đo lường thuốc, túi chườm nóng lạnh, máy đo huyết áp, dụng cụ hút mũi, miếng dán hạ sốt, kéo sạch, nhíp, bông băng gạc, băng cá nhân…
– Thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nhỏ tai, nước muối sinh lý…
– Thuốc dị ứng, thuốc/kem bôi chữa bỏng.
– Các loại thuốc riêng cho các thành viên trong gia đình nếu người đó có tiền sử mắc bệnh (thuốc hen xoang, cao huyết áp, thuốc chữa đau bụng kinh…) hoặc các loại thuốc mà các thành viên trong gia đình đang phải sử dụng theo đơn của bác sĩ. Những loại thuốc này cần để ngăn riêng và để trong hộp có dán tên của thành viên đó.
Nên dán hoặc treo cạnh tủ thuốc gia đình hướng dẫn cách xử lý trong một số trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, đột quỵ, dán số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình… để gọi hỏi khi cần thiết.
– Dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn xử trí trong những trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, bị đột quỵ… Dán danh sách các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình để có thể gọi hỏi thông tin cấp kỳ. Bạn cũng nên ghi cả địa chỉ và số điện thoại của chính mình để tránh trường hợp luống cuống không thể suy nghĩ cho rõ ràng.
Các loại thuốc thông dụng trong tủ thuốc gia đình
Một số lưu ý về tủ thuốc gia đình
Cần lưu ý rằng các loại thuốc thông dụng trong tủ thuốc gia đình chỉ dùng để chữa những triệu chứng bệnh vặt chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài. Khi bệnh nhân có dấu hiệu lạ hoặc uống thuốc không khỏi thì cần đi khám để bác sĩ kiểm tra chính xác.
Bạn cần bỏ đi những loại thuốc đã quá hạn sử dụng, bổ sung các loại thuốc cần thiết sau khi đã dọn tủ thuốc.
Để tủ thuốc ở xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn nên lập danh sách những loại thuốc và dụng cụ y tế cần mua theo nhu cầu của gia đình mình, bạn chẳng cần mua và trữ thuốc cao huyết áp làm gì nếu nhà bạn không ai có nguy cơ và tiền sử bị cao huyết áp.
Với những chai thuốc nước, nên chọn loại chai có nắp đậy “chống-trẻ-con”. Hãy chuẩn bị những loại thuốc được đặc chế dành cho trẻ em chứ đừng mua thuốc dành cho người lớn rồi tự ý giảm liều khi cho con uống.
Trên đây là một số thông tin tham khảo về các loại thuốc thông dụng trong tủ thuốc gia đình, bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.