Khi tiết trời chuyển sang đông là nguy cơ bùng phát bệnh dịch hô hấp. Đặc biệt hơn là căn bệnh viêm phế quản khiến cho nhiều người từng mắc bệnh lo lắng sợ mắc lại.
- Một số công dụng chữa bệnh lạ kỳ ít ai biết đến bên trong củ tam thất
- Ngạc nhiên với công dụng chữa bách bệnh từ cây Gừng
- Dùng nghệ chữa bệnh đau dạ dày có hiệu quả không?
Cách chữa viêm phế quản tốt nhất
Tìm hiểu về viêm phế quản để chọn cách điều trị phù hợp
Viêm phế quản là hiện tượng viêm sưng hay nhiễm trùng ống phế quản giữa mũi và phổi. Virus là tác nhân chính gây nên bệnh ngoài ra còn có vi khuẩn hoặc các tác nhân kích thích ống phế quản gây ra.
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản dễ thấy nhất là ho có đờm, khó thở, đau ngực, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau cơ và sốt. Viêm phế quản có thể ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu nhận biết và chữa viêm phế quản kịp thời sẽ nhanh chóng khỏi bệnh mà không lo tái phát.
Điểm qua 9 phương pháp chữa viêm phế quản công hiệu
Hiện nay có khá nhiều các trị viêm phế quản có người chọn uống thuốc tây y nhưng có người lại chọn những phương pháp dân gian và đơn giản để chữa bệnh Sau đây là 9 cách trị viêm phế quản đơn giản được nhiều người tin dùng:
-
Gừng
Tính chất chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch của gừng sẽ có tác dụng tốt đối với ống phế quản đang bị viêm nhiễm. Bạn có thể cho nửa thìa cà phê bột gừng, nửa thìa bột quế, nửa thìa đinh hương vào một cốc nước nóng. Khuấy đều và uống hỗn hợp này trong vài ngày.
-
Tỏi
Do đặc tính kháng khuẩn và kháng virus, tỏi rất có lợi trong việc điều trị viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp. Bạn hãy lấy 3 nhánh tỏi, bóc vỏ, băm nhỏ rồi cho vào một cốc sữa và đun sôi.
Tỏi trị dứt điểm viêm phế quản
Uống mỗi tối trước khi đi ngủ.
-
Nghệ
Nghệ cũng có tính chất chống viêm. Bạn hãy cho một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun sôi. Uống 2 đến 3 lần mỗi ngày. Để tăng hiệu quả bạn hãy uống khi bụng đói. Lưu ý phương pháp này không phù hợp với người mắc bệnh sỏi túi mật, tăng bạch cầu, loét dạ dày hoặc vàng da.
-
Dầu bạch đàn
Xông hơi với dầu bạch đàn sẽ làm loãng đờm và tính chất kháng khuẩn của nó sẽ đẩy nhanh quá trình chữa bệnh. Chỉ cần thêm vài giọt dầu bạch đàn vào chậu nước sôi, bạn cúi xuống chậu và trùm một chiếc khăn qua đầu là bạn có thể hít hà hơi nước bốc lên.
-
Nước muối
Bạn chỉ cần thêm một thìa cà phê muối vào cốc nước ấm và súc sâu trong họng thường xuyên là sẽ có tác dụng. Tuy nhiên, bạn lưu ý cho lượng muối vừa phải vì nước mặn quá sẽ gây cảm giác nóng rát trong cổ họng, ít muối quá sẽ không có tác dụng. Phương pháp này có 2 lợi ích. Thứ nhất, nó sẽ làm dịu chứng viêm họng, thứ hai nó sẽ làm long đờm gây khó chịu ở cổ họng.
-
Mật ong
Các tính chất kháng virus và kháng khuẩn có trong mật ong sẽ làm dịu cổ họng. Đồng thời, mật ong còn có thể tăng cường hệ miễn dịch cho bạn.
Chỉ cần cho một thìa nhỏ mật ong vào tách trà nóng là bạn đã có thức uống rất tốt. Bạn cũng có thể thêm mật ong vào nước chanh ấm để giảm đờm và viêm họng thường đi kèm với viêm phế quản.
-
Hành tây
Hành tây sẽ giúp bạn giảm chất nhầy và đờm do đó sẽ giảm viêm phế quản. Đồng thời hành tây sẽ ngăn chặn đờm tích tụ thêm. Bạn chỉ cần ăn một thìa hành tây sống băm nhỏ khi đói bụng vào mỗi sáng hay thêm vào món salad cũng rất có tác dụng.
-
Vừng
Vừng có tác dụng điều trị viêm phế quản và giảm đau ngực liên quan đến bệnh này. Bạn hãy trộn đều hỗn hợp gồm thìa cà phê hạt vừng, một chút muối ăn và một thìa mật ong rồi uống hàng ngày trước khi đi ngủ. Hoặc cho nửa thìa bột vừng hòa với 2 thìa nước rồi uống 2 lần mỗi ngày.
-
Nước
Khi viêm phế quản, bạn nên giữ cho cơ thể đủ nước và làm loãng đờm bằng cách uống nhiều nước và chất lỏng trong. Mỗi ngày bạn nên uống ít nhất 10 cốc nước, có thể đó là nước hoa quả, nước rau. Buổi sáng, bạn nên uống nước pha nửa quả chanh và một chút mật ong.
Trên đây là một số cách chữa viêm phế quản đơn giản mọi người đều có thể áp dụng. Trường hợp thử một vài cách trên đây mà các triệu chứng viêm phế quản càng nặng thêm cần dừng ngay các phương pháp trên và hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn