Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Dược >> Nghề Y nghề “đổ vỏ” cho xã hội

Nghề Y nghề “đổ vỏ” cho xã hội

Tưởng rằng chỉ có trong tình yêu người ta mới phải “đổ vỏ” cho nhau hóa ra cái sự đổ vỏ nó còn dành cho cả Bác sĩ.

Vui - Buồn nghề Y

Vui – Buồn nghề Y

Vì đâu mà Bác sĩ luôn là người “đổ vỏ”?

Công việc chính của những người làm nghề Y chính là chữa bệnh cứu người, nhưng âu cũng là cái nghiệp mà nghề mang đến, khi Bác sĩ luôn phải dọn hậu quả của trăm thứ nguyên nhân gây ra.

Sức khỏe đời sống của mỗi người là do trời cho. Gen di truyền là do ta được hưởng của mẹ cha. Nhưng không may, “bà mụ” cho ra đời một sản phẩm lỗi. Vậy, “ông trời” là người đầu tiên bắt ta gõ cửa bệnh viện.

Có thể thấy con người chúng ta luôn có tính chủ quan “chưa thấy quan tài chưa nhỏ lệ”. Mà, sức khỏe lại điều người ta dễ chủ quan nhất. Hóa ra, con người ta luôn “tự nguyện” dâng hiến một phần tuổi thanh xuân của chính mình cho bác sĩ tự xử.

Xã hội bây giờ thật giả khó phân biệt. Gà thải, trứng ung, thịt bò hết đát, mĩ phẩm, quần áo, giày dép, mũ bảo hiểm, nhan nhản, toàn hàng giả, hàng nhái… Các “vị ấy” cũng đang góp phần tăng nguồn cung “nạn nhân” cho các đơn vị y tế. Đó là còn chưa kể đến đường xá chật chội, xuống cấp. Người đông, ý thức chấp hành luật kém. Xe quá khổ, quá tải, hết hạn đăng kiểm rầm rập ngày đêm. Máy bay lên trời còn rơi cả lốp… Tai nạn giao thông thành “cơm bữa”. Bệnh viện cứ thế mà tiếp nhận.

Chỉ điểm qua mấy dẫn chứng để thấy rằng nghề Y đúng là chỗ “đổ vỏ” của cả xã hội. Ngành nào, nghề nào cũng có thể là nguồn cung “nạn nhân” dồi dào cho các bệnh viện.

Có lẽ không nghề nào khó khăn và vất cả hơn nghề Y

Có lẽ không nghề nào khó khăn và vất cả hơn nghề Y

Đừng sống ở nơi nào không có Bác sĩ

Có thể thấy sống trên đời nào ai dám mạnh miệng nói cả đời mình không cần bác sĩ. Đặc biệt trong cái bối cảnh như hiện nay, vì khi đói ăn hay nghèo khổ thì ai cũng có thể giang tay giúp đỡ bạn nhưng khi bị bệnh thì chỉ Bác sĩ những có chuyên môn mới kéo được bạn ra khỏi cõi chết.

Nghề Y giống như nghề làm phúc của xã hội. Những ngành nghề, môi trường khác, nơi những con người khỏe mạnh, minh mẫn giao tiếp, ứng xử với nhau còn sinh ra đủ thứ chuyện. Vậy mà, cái công việc thường xuyên phải tiếp xúc với những con người “trầy da, tróc thịt”, họ đang bị tổn thương cả thể xác lẫn tâm hồn, sẵn sàng trở nên hung hăng, bất mãn bất cứ lúc nào, người làm nghề lại không được chút sơ xuất. Mà đâu chỉ riêng có Bác sĩ, cả những Điều dưỡng, Hộ sinh hay người làm trình Dược viên tưởng như không liên quan ấy thế mà cũng bị lôi vào cuộc, lôi vào những rắc rối, những câu chuyện không tên một cách bất đắc dĩ…

Giờ mới hiểu, chẳng phải ngẫu nhiên, ở các trường Y trên thế giới, những bài học đầu tiên của sinh viên Y, chính là rèn luyện sự “vô cảm” hàng giờ đồng hồ trước những cơ thể người lạnh ngắt. Tại sao những người làm công tác trong ngành lại phải học sự vô cảm vì chỉ có vô cảm mới giúp họ dễ đối mặt, xử lý máu me, dịch nhầy, ổ nhiễm trùng, vết thương hở toác giữa ngổn ngang tiếng gào khóc, bấu víu hay nhiều lúc là sự giận dữ, điên cuồng, bất cần đời của người bệnh và những người liên quan.

Cũng chẳng khó để nhận ra khi có lần tin tức ngành Dược đưa tin, có bệnh viện nọ hàng chục nhân viên xin nghỉ cùng một lúc bởi họ cảm thấy bất công và mệt mỏi bởi những gì mà cái nghề mang đến.Ở cái ngành mà “trăm dâu đổ đầu tằm”, có lẽ, chỉ những gia đình có người làm ngành Y, Dược mới hiểu những cơn giật mình nửa đêm vì tiếng chuông điện thoại, tiếng đập cửa thình thịch hay ánh đèn, tiếng còi hú của những xe cứu thương lao đi vun vút… lúc đó người bác sĩ dù đang dang dở việc cá nhân hay là giờ nghỉ ngơi thì cũng lao mình để chạy đến nơi mà có tiếng gọi của bệnh nhân.

Đó âu cũng là chuyên môn của người làm nghề cứu người. Nhưng cũng phải thấy áp lực công việc đè nặng lên vai họ. Bệnh tật ngày càng phức tạp. Cuộc sống đòi hỏi vẫn phải mưu sinh. Người làm nghề Y có được lựa chọn giữa đức hy sinh và lợi ích?! Ai cũng sống vì mình đầu tiên, nhưng ngành Y lại không được phép! Có cảm giác, trái đất, vạn vật thì vận động và biến đổi còn đối với nghề Y thì không!

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ có vai trò như thế nào trong cuộc sống thường ngày?

Con người sẽ như thế nào nếu như trong cuộc sống không có Dược sĩ? ...