Danh mục
Trang chủ >> Tin tức ngành Dược >> Sức khoẻ làm đẹp >> Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây Tầm bóp

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh tuyệt vời của cây Tầm bóp

Tầm bóp vốn là cây dại mọc hoang nhiều ở vùng quê, gần đây nó trở nên sốt với những người sành ăn không chỉ vị ngon mà còn có công dụng chữa bệnh tuyệt vời.

Từ xa xưa tầm bóp được coi là loại cây cứu đói, được dùng vào những thời kỳ khan hiếm thực phẩm bởi loại rau này mọc hoang, không cần trồng cấy cũng mọc tràn lan ở những vùng đất hoang hoặc bờ ruộng. Cho đến nay, khi mà người ta đã chán ngấy những loại rau thông dụng chứa nhiều dư lượng hóa chất độc hại thì loại cây dại như tầm bóp lại trở thành món ăn “đặc sản” có mặt trong thực đơn của các nhà hàng. Đồng thời, các Dược Sĩ đã từng tốt nghiệp Cao đẳng Dược cũng cho biết thêm Tầm bóp còn là một vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả.

Tầm bóp loài cây dại đang được ưa chuộng 

Cây tầm bóp Dạng cây thảo mộc mọc hằng năm, cao 50-90cm, phân nhiều cành. Thân cây có góc, thường rũ xuống. Lá mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hay không, dài 30-35mm, rộng 20-40mm; cuống lá dài 15-30mm. Hoa mọc đơn độc, có cuống mảnh, dài khoảng 1cm. Ðài hình chuông, có lông, chia ra từ phía giữa thành năm thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay màu trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc, hơi chia 5 thùy. Quả mọng tròn, nhẵn, lúc non màu xanh, khi chín màu đỏ, có đài cùng lớn với quả, dài 3-4cm, rộng 2cm, bao trùm lên ở ngoài như cái túi. Hạt nhiều, hình , ra hoa kết quả quanh năm

Tác dụng dược lý của rau Tầm bóp trong điều chế thuốc theo lời trình Dược viên đang theo học Liên Thông cao đẳng Dược, Tầm bóp có tính kháng khuẩn antibactérien, chống ung thư anti-cancéreux, chống đông máu anti-coagulant (anticoagulant), chống bệnh bạch huyết anti-leucémique, chống nấm và vi khuẩn antimycobactérienne, chống loại nấm nguyên sinh antimycoplasmique, ( loại vi khuẩn không có vách tế bào ), chống co thắt antispasmodique, chống ung bướu antitumorales, kháng siêu vi khuẩn virus antivirales, hạ đường máu hypoglycémie, hạ huyết áp hypotension ( hạ áp suất động mạch ), điều hòa tính miễn nhiễm immunomodulateur ( điều hòa biến đổi một số tế bào miễn nhiễm hoạt động quá mức immunitaires hyperactifs ), kích thích sự miễn nhiễm immunostimulant.

Một số bài thuốc chữa bệnh tuyệt vời từ cây tầm bóp 

Thầy thuốc Lương y Vũ Quốc Trung nói, cây tầm bóp trong đông y là cây thuốc có tác dụng chữa bệnh, cây Tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp,… Quả Tầm bóp vị chua, tính bình tác dụng thanh nhiệt, tiêu đờm. Cùng tham khảo một số bài thuốc từ cây Tầm bóp sau:

Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho
Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho
  • Ở Ấn Độ người ta còn sử dụng toàn cây tầm bóp làm thuốc lợi tiểu, lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày. Liều dùng – Cách dùng Dạng khô: Dùng 20-40g sắc uống hàng ngày dùng ngoài trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Dùng 40-80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa.
  • Ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Tầm bóp trị nhọt vú, đinh độc: Dùng 40 – 80gr cây tươi giã vắt lấy nước uống, bã thì dùng đắp hoặc nấu nước rửa vết đau hàng ngày.
  • Dùng trị viêm họng, khan tiếng, ho khan, ho có đờm đặc, trị tiểu ít, ban đỏ, thủy đậu, bệnh tay chân miệng, cúm gia cầm: Dùng 15 – 30gr cây tầm bóp khô (tươi 50 – 100gr) sắc uống trong ngày. Dùng 3 – 5 ngày liền. Trị đái tháo đường: Rễ cây tầm bóp tươi (20 – 30gr) nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày dùng 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày.
  • Quả Tầm bóp ăn được và dùng chữa đờm nhiệt sinh ho, thủy thũng và đắp ngoài chữa đinh sang, rễ tươi nấu với tim lợn, chu sa dùng ăn chữa được chứng đái đường.
  • Bài thuốc trị ung thư (tử cung, họng, phổi, đại tràng): Cây tầm bóp hay Thù lù cạnh (hoặc Thù lù nhỏ) cành mang hoa, trái, lá khô 30g (tươi 100g). Bạch truật 20g. Cát cánh 10g. Mạch môn 10g. Huyền sâm 10g. Hoàng cầm 10g.Cam thảo 4g. Dược liệu rửa sạch, chặt nhỏ, đổ 4 chén nước, sắc còn 2 chén, chia 2 lần uống trong ngày (có thể sắc thêm nước nhì uống buổi tối). Dùng 15 – 20 ngày liền. Nghỉ 10 ngày, dùng tiếp đợt thứ 2, thứ 3

Hay trong bài nghiên cứu về cây Tầm bóp của Các sinh viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng có viết, thành phần hóa học trong quả của cây Tầm bóp chứa nhiều chất đạm, chất béo, chất xơ, canxi, sắt, vitamin A, vitamin C… Cũng chính vì giá trị dinh dưỡng lớn mà những người làm công việc lênh đênh trên sông nước nên ăn để tránh được bệnh Scorbut (do thiếu vitamin C gây ra chảy máu nướu răng, chậm lành vết thương, các vết thâm tím rộng trên da…).

Nguồn:nhathuocgpp.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Thuốc nam Công dụng của đường mía hà thủ ô

Thuốc nam Công dụng của đường mía hà thủ ô

Đường mía hà thủ ô là một vị thuốc hoàn toàn tự nhiên được điều ...