Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Huyết giác

Tìm hiểu công dụng chữa bệnh từ cây thuốc Huyết giác

Huyết giác hay còn được gọi với tên khác là Dứa dại hay Cau rừng…là một loại cây thuộc họ hành với vô số công dụng được các sĩ y học cổ truyền tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM vận dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Huyết giác thường mọc hoang ở các vùng núi ở nước ta

Tìm hiểu thông tin về cây Huyết giác

Huyết giác thuộc họ Hành Alliaceae, có tên khoa học: Pleomele cochinchinensis Merr. (Dracaena loureiri Gagnep). Huyết giác là một loại cây là loại cây nhỡ, cao tới 10 m, to 30cm, ở gốc thân thẳng, một số thân già hoá gỗ, rỗng giữa màu đỏ nâu, nhánh có thẹo lá to, ngang. Thân phân nhiều nhánh, cây nhỏ có đường kính chừng 1.6cm-2 cm, cây to có đường kính 20cm-25 cm. Lá hình lưỡi kiếm, trung bình dài 25cm-80 cm, rộng 3cm-4 cm tới 6cm-7 cm, cứng, màu xanh tươi mọc cách, không có cuống. Lá rụng để lại trên thân một sẹo, thường chỉ còn một bó lá tụ tập trên ngọn. Cụm hoa mọc thành chùm dài tới 30cm. Hoa tụ từng 2-4 hoa gần nhau. Hoa nhỏ đường kính dài 7mm-8mm, màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, đường kính chừng 1cm. Khi khô có màu đen, hình cầu đường kính 6cm-7cm.

Theo y học cổ truyền. huyết giác có vị chát , đắng, tính bình, có công dụng làm thuốc chữa Chấn thương máu tụ sưng đau, sau đẻ huyết hôi ứ trệ, bế kinh; Vết thương chảy máu, vết thương mụn nhọt lâu lành không liền khẩu.

Thành phần hóa học có trong cây Huyết giác

Theo tìm hiểu của các giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết Nhựa trong gỗ Huyết giác gồm hỗn hợp C6H5-CO-CH2-CO- OC8H9O và dracoresinotanol chiếm 57%-82 %, dracoalben khoảng 2,5%, dracoresen 14 %, nhựa không tan 3%, phlobaphen 0,03%, tro 8,3 %, tạp thực vật 10,4%.

Huyết giác và một vài tác dụng dược lý

Huyết giác với công dụng kháng khuẩn: Dịch chiết từ huyết giác có tác dụng ức chế sự phát triển của Staphylococcusaureus, vì vậy, có công dụng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, khi thí nghiệm trên ống kính, huyết giác còn có tác dụng ức chế một số loại nấm gây ra bệnh; Chống đông máu: Theo y học hiện đại, dịch lấy từ nước cây huyết giác có tác dụng tốt trong việc phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết. Theo thì nghiệm trên ống kính, dịch chiết ra từ huyết giác có tác dụng ức chế việc kết tập các tiểu cầu. Vì thế, dịch chiết huyết giác này có công dụng chống đông máu hiệu quả; 

Ứng dụng huyết giác vào một số đơn thuốc chữa bệnh

Huyết giác với vô số công dụng chữa bệnh hữu ích

Huyết giác với vô số công dụng chữa bệnh hữu ích

  1. Công dụng làm thuốc bổ máu: Huyết giác 100g, Hà thủ ô 100g, Hoài sơn 100 g, quả Tơ hồng 100g, Đỗ đen sao cháy 100g, Vừng đen 30g, Ngải cứu 20 g, Gạo nếp rang Tất cả tán bột trộn với mật làm thành viên, ngày dùng 10-20g.
  2. Chữa vùng tim đau nhói, vai đau ê ẩm, ngực căng tức, sống lưng bị trật do gánh vác nặng và leo chạy nhiều lao lực: Dùng Huyết giác, Đương quy, Ngưu tất, Mạch môn, Sinh địa, mỗi vị 12 g sắc uố Nếu có sốt, ho, tim to thì gia Dành dành, Thiên môn, Địa cốt bì, Huyền sâm, mỗi vị 12g sắc lấy nước uống.
  3. Chữa đau nhức, do đòn roi, vết thương do ngã, tụ máu… Bài thuốc ngâm rượu: Huyết giác 20g, Quế chi 20g, Thiên niên kiện 20g, Đai hồi 20g, Địa liền 20 g, Gỗ vang Các vị tán nhỏ, cho vào chai với 500ml rượu 30 độ, ngâm một tuần lễ, lấy ra vắt kiệt, bỏ bã. Khi bị thương do đánh đập, ngã, đau tức, bầm ứ huyết, dùng bông tẩm rượu thuốc xoa bóp. Nhân dân thường ngâm rượu Huyết giác 2/10 uống chữa đau mỗi khi lao động nặng hoặc đi đường xa sưng chân, đặc biệt chữa bị thương tụ máu (uống và xoa bóp).
  4. Trị chảy máu cam: Dùng nhựa cây huyết giác, bạc hà (các loại bằng nhau) tán thành bột rồi thổi vào mũi sẽ hết.
  5. Trị thông huyết ứ, giảm đau khi bị bong gân: Huyết giác, quế chi, đại hồi, địa liền, thiên niên kiện, mỗi vị 20g. Tất cả tán nhỏ, ngâm trong 500ml rượu trắng trong 1 tuần. Khi bị bong gân rót ra chén nhỏ, lấy một miếng bông thấm rượu thuốc bôi vào chỗ đau, xoa bóp trong 15 phút. Ngày làm 3 lần.
  6. Trị chảy máu do vết thương hở: Dùng bột và nhựa cây huyết giác bôi vào vết thương sẽ có tác dụng cầm máu tốt.

Bên cạnh những lợi ích mà cây  mang lại thì các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cũng khuyến cáo cho các bạn đọc rằng không dùng huyết giác để trị bệnh đối với phụ nữ có thai.

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...