Danh mục
Trang chủ >> Chợ thuốc tân Dược >> Những tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc Acemetacin

Những tác dụng phụ cần lưu ý khi dùng thuốc Acemetacin

Cũng như các loại thuốc tân dược khác, thuốc Acemetacin khó tránh khỏi tác dụng phụ. Bài viết này Dược sĩ sẽ tư vấn cách dùng thuốc Acemetacin hiệu quả

Acemetacin có những dạng và hàm lượng sau: Viên nang, thuốc uống: 60 mg; 90 mg.

Tác dụng của thuốc acemetacin

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết Acemetacin là thuốc có tác dụng giảm viêm và giảm đau. Acemetacin hoạt động bằng cách ngăn chặn sự sản xuất một số chất hóa học trong cơ thể gây viêm, đau, sưng, cứng khớp, nhạy cảm và thân nhiệt tăng.

Thuốc acemetacin có thể mất một vài tuần để giúp cải thiện tình trạng viêm nhưng có thể bắt đầu giảm đau sau vài liều đầu tiên.

Bằng cách giảm viêm cơ và khớp, acemetacin giúp cải thiện sự vận động.

Liều dùng thuốc acemetacin

Liều dùng thuốc acemetacin cho người lớn: Thuốc uống: Đau sau khi phẫu thuật, đau và viêm kết hợp với rối loạn cơ xương và khớp. Người lớn: 120 – 180 mg mỗi ngày chia thành các liều nhỏ.

Liều dùng thuốc acemetacin cho trẻ em: Liều dùng cho trẻ em hiện vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Do đó các cha mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc này cho trẻ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc acemetacin

Một số tác dụng phụ có thể nghiêm trọng ở người này nhưng chỉ gây tác dụng nhẹ đối với người khác.

Một số tác dụng phụ rất phổ biến của acemetacin bao gồm: tiêu chảy; các vấn đề về tiêu hóa như loét, chảy máu hoặc thủng dạ dày mà có thể gây tử vong; buồn nôn; nôn; đau dạ dày

Dược sĩ nhà thuốc GPP cho biết một số tác dụng phụ phổ biến của acemetacin bao gồm: có các vấn đề về não hoặc hệ thống thần kinh trung ương; nkết quả xét nghiệm bất thường; cảm giác buồn ngủ; mệt mỏi; cảm giác chóng mặt; đau đầu; cảm thấy bị kích động; nổi mẩn hoặc phát ban da; co thắt dạ dày; đầy hơi; cảm giác không khỏe nói chung; khó tiêu; ngứa; ăn không ngon miệng;

Bên cạnh đó người bệnh có thể gặp các vấn đề mẫn cảm hoặc về da như viêm da, phát ban, ngứa, nổi mề đay, hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì độc, sốc phản vệ, dễ bị bầm tím trên da hoặc màng nhầy mà không giải thích được nguyên nhân, lưỡi sưng, phù nề khuôn mặt và mí mắt, bệnh hen suyễn xấu đi, phù mạch hoặc phản ứng dị ứng, suy hô hấp, nhịp tim nhanh hơn – một số trong đó có thể gây tử vong.

Một số tác dụng phụ hiếm gặp của acemetacin bao gồm: mờ giác mạc; rụng tóc; phù nề; cảm thấy khó chịu; lú lẫn; các vấn đề về mắt hoặc thị lực; các vấn đề về gan; đại tiện ra máu; nôn ra máu.

Một số tác dụng phụ rất hiếm khi xảy ra của Acemetacin bao gồm: đau ngực; ảo giác; các vấn đề về thính giác; viêm ở miệng; tăng tiết mồ hôi; các bệnh về phổi; hội chứng thận hư; động kinh; xuất huyết âm đạo; có đường trong nước tiểu; hiện tượng nước tiểu có protein; viêm loét đại tràng nặng thêm; viêm tụy; ù tai; các vấn đề về máu và tủy xương; tiểu tiện ra máu; những thay đổi trong nhận thức; táo bón; trầm cảm; cảm giác lo âu; cảm giác mất phương hướng; tăng lượng đường trong máu; các bệnh về thận; mất ý thức; các vấn đề sức khỏe tinh thần; yếu cơ; gặp ác mộng; đánh trống ngực; nhạy cảm với ánh sáng; rối loạn tâm thần hoặc hành vi giống như rối loạn thần kinh; huyết áp cao; đỏ da; các vấn đề về giấc ngủ; thay đổi về vị giác; run rẩy; các bệnh về tiết niệu; viêm mạch máu; bệnh crohn nặng thêm; viêm màng não hoặc các triệu chứng giống viêm màng não như sốt, cảm giác mất phương hướng hoặc cứng cổ.

Ngoài ra, có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Xem hướng dẫn bản đồ: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...