Thời tiết hanh khô kèm lạnh giá của mùa đông là điều kiện thích hợp để một số vi khuẩn gây bệnh ngoài da sinh sôi và phát triển. Vậy đó là những loại bệnh nào?
- Những lưu ý khi sử dụng thuốc với người cao tuổi
- Sai lầm chết người khi sử dụng thuốc an thần
- Phòng ngừa bệnh hen suyễn trong mùa đông như thế nào?
Bệnh lý về da thường gặp vào mùa đông
Theo chuyên mục sức khỏe đời sống cho biết, mỗi khi thời tiết chuyển lạnh chúng ta cần chú ý hơn trong việc chăm sóc bản thân để không chỉ phòng ngừa những căn bệnh liên quan đường hô hấp mà còn phòng ngừa một số bênh ngoài da thường gặp khi thời tiết chuyển lạnh.
Bệnh vảy nến
Vảy nến là một bệnh rất phổ biến trong thời tiết mùa đông khiến da bị tổn thương kèm theo những cơn ngứa rất khó chịu. Biểu hiện thường thấy của bệnh là những vẩy trắng trên bề mặt da, có nhiều lớp chồng xếp lên nhau, có dạng giống giọt nến và dễ bong, do đó bệnh được gọi là bệnh vảy nến. Đầu gối, khuỷu tay, rìa tóc, mông, xương cùng…là những vùng dễ vảy nến nhất. Bệnh vảy nến nếu không khắc phục kịp thời có thể lây lan khắp toàn cơ thể, gây ra rất nhiều khó chịu cho người bệnh và đặc biệt khi bệnh diễn biến trong thời gian dài có thể gây ra một số chứng như khớp xương, viêm…
Để cải thiện được tình trạng, người bệnh nên chú ý trong chế độ sinh hoạt cho hợp lý để ngăn ngừa bệnh tái phát lại, bằng cách thường xuyên tắm rửa, giữ gìn cơ thể sạch sẽ, thay quần áo sạch thường xuyên. Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất để sức đề kháng được nâng cao. Hạn chế tiếp xúc với các hóa chất độc hại, hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và không được tự động bỏ thuốc khi đang điều trị mà thấy bệnh đã có dấu hiệu giảm.
Bệnh khô và ngứa ngoài da
Vào mùa đông da thường xuyên bị ngứa, từ ngứa ít đến ngứa dữ dội, đặc biệt là khi ngủ vào ban đêm hay trời càng lạnh lại càng ngứa hơn. Nhiều người mắc bệnh này không chịu được cơn ngứa đã gãi mạnh gây nên trầy da, xước da tạo cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào gây nhiễm trùng.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng da bị ngứa như mắc bệnh vẩy nến, mày đay, mụn nhọt…do chức năng điều tiết của tuyến mồ hôi gặp trở ngại khi trời lạnh, hạn chế tiết bã làm da trở nên bị khô. Những chất hữu cơ như axit organic được tiết ra ngoài cùng với mồ hôi khi bình thường, chất hữu cơ giúp cho da đàn hồi, da nhờn, chống lại một số loại vi khuẩn như ký sinh trùng, nấm, bụi bẩn…Trong thời tiết lạnh giá, da hạn chế tiết các chất hữu cơ và mồ hôi làm cho da bị nứt nẻ và khô, gây nên tình trạng ngứa kéo dài.
Bệnh ngứa bởi thời tiết chỉ có thể điều trị từng đợt, khi trời ấm lên thì ngứa cũng được thuyên giảm hơn nhưng có thể sẽ trở lại vào mùa đông. Do đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc và bảo vệ cơ thể sạch sẽ là biện pháp hạn chế bệnh ngứa điển hình nhất, đặc biệt là những vùng kín, nách, bẹn…Sau khi tắm hãy lâu cơ thể bằng khăn bông mềm và bôi kem dưỡng ẩm cho da thích hợp.
Nếu hiện tượng ngứa kéo dài và dữ dội, bạn cần đến cơ sở y tế, bệnh viện chuyên khoa da liễu để được các bác sĩ hay dược sĩ tư vấn sử dụng thuốc phù hợp. Không được tự ý gãi mạnh gây nhiễm trùng ở những vùng da bị trầy, xước.
Bệnh chàm
Bệnh chàm là một dạng bệnh viêm da cơ địa, thường gặp ở những người bị dị ứng hay hen suyễn. Bệnh thường gây khô da chân, tróc vảy…trở nên nghiêm trọng hơn khi trời trở lạnh.
Bệnh chàm ở trẻ nhỏ vào mùa đông
Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi rất dễ bị bệnh chàm, gọi là chàm sữa, thường xuất hiện ở hai má, cằm, trán, lan đến cằm, trán, không xuất hiện ở mũi, mắt với các biểu hiện như xuất hiện những mụn nước, mảng hồng ban, sẩn, tróc vảy…Khi tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng có thể lan đến các vùng dưới cánh tay, da đầu, tứ chi…
Để phòng ngừa bệnh chàm cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cơ thể trẻ, bảo đảm việc trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, tránh tiếp xúc với hóa chất có trong chất tẩy rửa. Phụ huynh cần cho trẻ uống nhiều nước, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là kỹ vùng mặt, miệng sau khi bú sữa. Cắt móng tay cho trẻ để hạn chế việc gãi làm da bị trầy tróc, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở da. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc hay bôi thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.
Trên đây chỉ là tổng hợp một số bệnh lý ngoài da thường gặp vào mùa đông, bên cạnh đó những bệnh lý như nổi mề đay, bệnh da đỏ, viêm da dị ứng…cũng rất thường gặp vào mùa đông. Do đó, việc trang bị những kiến thức Y học để biết cách phòng ngừa và xử lý các bệnh lý trên là điều cần thiết với mỗi người.