Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Phòng ngừa bệnh hen suyễn trong mùa đông như thế nào?

Phòng ngừa bệnh hen suyễn trong mùa đông như thế nào?

Thời tiết lạnh giá hanh khô của mùa đông không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp phát triển mà còn khiến cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn nặng nề hơn.

Những tác nhân gây hen suyễn

Những tác nhân gây hen suyễn

Theo thông tin được cập nhật từ chuyên mục sức khỏe đời sống cho biết, thời tiết hanh khô kèm lạnh giá của mùa đông là thời điểm dễ khiến cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên trầm trọng hơn, bởi cơ quan hô hấp của bệnh nhân thường rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do đó, việc thực hiện theo những cách dưới đây để giúp phòng ngừa hen suyễn trong mùa lạnh là điều cần thiết với bệnh nhân hen suyễn.

Vệ sinh tay chân đúng cách

Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn là cách tốt nhất để người bệnh hen suyễn có thể ngăn chặn được sự lây lan của vi khuẩn và virus gây bệnh. Càng quan trọng hơn trong việc vệ sinh tay chân đúng cho trẻ em để giảm hơn nữa các cơ hội của mầm bệnh lây lan.

Phải luôn đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi, thường xuyên rửa tay với xà phòng, vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối, giữ ấm cơ thể, đeo khẩu trang y tế khi ra ngoài và phải ăn uống đủ chất để nâng cao thể trạng.

Tiêm phòng bệnh cúm

Tin tức ngành Dược cập nhật, tất cả những người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để giúp bảo vệ chống lại virus cúm. Đây cũng là cách để phòng ngừa bệnh hen suyễn, bởi vì giữa virus cúm và cơn hen ở bệnh nhân mắc bệnh hen suyễn có sự liên quan mật thiết với nhau. Một người bệnh hen suyễn nếu bị cảm cúm có thể làm khởi phát đợt cấp hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn.

Hạn chế tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm

Trong những ngày mùa đông giá lạnh, mọi người thường có thói quen ngồi lò sưởi hay làm một điếu thuốc cho ấm người…Tuy nhiên, những loại khói này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn lên rất cao, vì thế để phòng bệnh bệnh nhân nên chú ý làm thông thoáng nhà cửa, nơi ở, sinh hoạt và làm việc, tránh xa các loại khói độc hại, ô nhiễm làm khởi phát bệnh hen suyễn.

Bảo vệ đường hô hấp khi đi ra ngoài

Nếu cần phải đi ra ngoài thì mọi người nên giữ ấm cơ thể, đặc biệt là vùng, ngực, cổ sử dụng khẩu trang y tế, khăn len che mũi miệng để tránh việc hít phải thở không khí lạnh dễ bị bệnh hô hấp, nhiễm virus… là các yếu tố làm dễ tái phát bệnh hen suyễn đang mắc phải. Lưu ý tuyệt đối không hít thở bằng miệng, bởi không khí qua đường miệng sẽ không được lọc sạch so với việc hít thở bằng mũi.

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn vào mùa đông

Cách phòng ngừa bệnh hen suyễn vào mùa đông

Vệ sinh không gian sống

Các Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc chia sẻ, bụi, nấm mốc, lông động vật chính là các dị vật đường hô hấp phổ biến làm tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và làm khởi phát cơ hen suyễn, nên người bệnh hen suyễn cần phải tránh. Chú ý việc vệ sinh nhà cửa, không gian sống phải đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, hạn chế bụi nhà, lông súc vật và ẩm mốc. Cố gắng để nhiệt độ và độ ẩm trong nhà ở mức độ phù hợp.

Tập luyện thể dục

Việc tăng cường tập luyện thể dục thể thao là cách tốt nhất để người bệnh hen suyễn tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa triệu chứng của bệnh hen suyễn. Bài tập tốt nhất cho bệnh nhân chính là đi bộ 30 phút/ngày và các môn tập bao gồm: dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền,…Tuy nhiên, vì thời tiết lạnh nên người bệnh hen suyễn có thể tập luyện ngay trong nhà hay phòng kín, tránh việc tập luyện ngoài trời lạnh có thể khiến bệnh tình tái phát.

Bổ sung đẩy đủ chất dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ dưỡng chất, khoa học là cách tốt để mọi người có thể nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa hiệu quả bệnh hen suyễn và nhiều căn bệnh thường gặp khác. Bên cạnh một chế độ dinh dưỡng hợp lý bệnh nhân hen suyễn cũng cần tuân thủ chế độ dùng thuốc điều trị kiểm soát bệnh do bác sĩ chỉ định để kiểm soát được bệnh, phòng tránh lên cơn hen cấp, gây nguy hiểm cho người bệnh.

Lưu ý, người bệnh hen suyễn thì cần phải tránh những loại thực phẩm gây dị ứng như tôm, cua, cá, nhộng, lạc… bởi chúng có thể làm khởi phát cơn hen cấp.

Bệnh hen suyễn thường gặp ở trẻ em và người cao tuổi, do sức đề kháng yếu. Bệnh hen suyễn nếu không có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu những triệu chứng thì có thể dẫn tới cơn hen ác tính với nhiều biến chứng nguy hiểm như suy tim phải, suy hô hấp và nặng nhất là tử vong. Do đó, việc kiểm soát bệnh hen suyễn bằng các cách nêu trên sẽ giúp bạn đi qua những ngày lạnh mùa đông mà không làm tồi tệ thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn sẵn có.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...