Thiếu máu do thiếu sắt khiến người bệnh mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, giảm sức khỏe và trí lực. Vậy người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn những thực phẩm gì để bổ sung sắt?
- Ngày Tết người bệnh tiểu đường nên ăn uống như thế nào?
- Chuyên gia dinh dưỡng cảnh báo những người không được ăn bánh chưng
- Phương pháp xoa bóp trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não hiệu quả
Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn những thực phẩm gì?
Các chuyên gia cho biết, sắt có vai trò chính là mang oxy đi khắp cơ thể, sắt là thành phần chính của hemoglobin, chất này có vai trò giúp vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các bộ phận của cơ thể.
Người bị thiếu máu thiếu sắt có các biểu hiện như: da xanh xao, niêm mạc nhợt nhạt, lưỡi nhợt và nhẵn do mất hoặc mòn gai lưỡi, tóc, móc khô dễ gãy. Người bệnh luôn có cảm giác mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt khi thay đổi tư thế, suy giảm trí nhớ, kém tập trung, giảm khả năng hoạt động.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt là do ăn uống không đủ chất. Những người ăn uống thiếu dinh dưỡng, chỉ cung cấp vừa đủ sắt có thể rơi vào tình trạng thiếu máu nếu như các yếu tố gây ra thiếu máu khác phát triển. Chẳng hạn như trẻ em đang ở giai đoạn tăng trưởng nhanh, nếu ăn uống không đủ có thể bị thiếu máu thiếu sắt.
Người bị thiếu máu do thiếu sắt nên ăn những thực phẩm gì?
Lượng sắt mà cơ thể cần phụ thuộc vào độ tuổi và giới tính, các nguồn thực phẩm tốt cung cấp sắt chủ yếu là các sản phẩm động vật, trong đó chủ yếu là thịt đỏ.
Theo chuyên mục sức khỏe đời sống, những người bị thiếu máu thiếu sắt nên bổ sung những thực phẩm sau đây:
- Cá và động vật có vỏ, chẳng hạn như: cá mòi, cá mòi cơm, cua, cá cơm, tôm, hến…
- Thịt đỏ và nội tạng (thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, thận, gan, tim, dồi tiết…). Phụ nữ mang thai không nên ăn gan trong thai kỳ.
- Các loại rau có lá xanh như cải xoăn, cải xoong, bông cải xanh.
- Trứng
- Ngũ cốc và các sản phẩm ngũ cốc (bánh mì, bột ngô, bột cám, bánh yến mạch, lúa mạch đen)
- Các loại hạt (hạt phỉ, quả hồ đào, quả óc chó, hạt macadamia, đậu phộng, hạt mè, hạt hướng dương, hạt thông)
- Đậu và các loại đậu như đậu lăng, đậu xanh, đậu nướng, đậu Hà Lan, đậu mắt đen, đậu thận…
- Trái cây sấy khô (nho khô, mơ, mận, nho, quả sung)
- Sô cô la, bột ca cao, xoài tương ớt, anh đào trong si rô, bánh quy hạt gừng, bánh ngọt, bột cà ri
- Thịt gia cầm và thịt rừng như: gà lôi, thịt nai, thỏ, gà tây, gà…
Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm giàu sắt thì bạn cần chú ý những điều sau để việc hấp thu sắt được tốt hơn: Bổ sung vitamin C giúp hấp thụ sắt dễ dàng hơn. Vitamin C có trong các loại trái cây: cam, chanh, bưởi, quýt…; Ăn thịt trong bữa ăn cũng có thể giúp hấp thụ chất sắt từ các nguồn phi động vật; Không uống nước trà trong bữa ăn vì có thể ngăn cản sự hấp thu sắt từ thực phẩm. Ngoài ra lúa mì cũng có thể ngăn cản sự hấp thu sắt, do vậy nên hạn chế sử dụng.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.