Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Dược sĩ tư vấn về than hoạt tính và cách sử dụng

Dược sĩ tư vấn về than hoạt tính và cách sử dụng

Có thể thấy than hoạt tính được ứng dụng rộng rãi trong đời sống từ nông nghiệp đến công nghiệp, y tế,…Bài viết sau sẽ giới thiệu than hoạt tính trong việc điều trị bệnh

Tìm hiểu về than hoạt tính

Thông tin về thành phần của than hoạt tính

Than hoạt tính có thành phần hóa học chính là carbon ở dạng vô định hình kết hợp với một phần khá nhỏ carbon ở dạng tinh thể graphit . Ngoài ra thành phần than hoạt tính cũng có thể có thêm nhiều nguyên tố hóa học khác như: Silic, oxy, hydro, lưu huỳnh, ni tơ,…

Thông thường thì than hoạt tính thường được tạo ra từ gáo dừa hoặc tre. So với tre thì gáo dừa là nguyên liệu sản xuất than hoạt tính tốt nhất. Than hoạt tính sản xuất tại Miền Nam thường từ gáo dừa còn miền Bắc thường từ tre.

Theo dược sĩ nhà thuốc Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết than hoạt tính có nhiều công dụng đối với đời sống như:

  1. Dùng xử lý nước thải: Than hoạt tính là nguyên liệu dùng để xử lý nguồn nước ô nhiễm từ những nhà máy, xí nghiệp, bệnh viện, công ty,…
  2. Dùng để lọc nước sinh hoạt, lọc không khí, diệt khuẩn.
  3. Dùng điều trị bệnh: Than hoạt tính được chiết suất mục đích sử dụng để điều trị những bệnh lý như: tiêu chảy, khó tiêu, đầy hơi,… Bên cạnh đó, nó còn được sử dụng nhằm giảm thiểu được tình trạng ngứa ngáy có liên quan đến liệu pháp chạy thận, tình trạng bệnh nhân dùng thuốc quá liều, điều trị tình trạng bị ngộ độc.
  4. Dùng trong ngành công nghiệp khai khoáng: được sử dụng rất nhiều trong việc chiết xuất và lọc vàng, bạc cũng như các kim loại quý khác.

Công dụng của than hoạt tính trong điều trị bệnh

Sử dụng than hoạt tính theo sự hướng dẫn của thầy thuốc với liều lượng được chỉ định. Không được sử dụng nhiều hơn mức quy định đưa ra.

Theo dược sĩ nhà thuốc GPP thì bạn nên uống thuốc than hoạt tính với một cốc nước đầy (250ml).

  • Không làm vỡ, gãy hoặc nhai thuốc viên nén hoặc viên nang. Nuốt cả viên thuốc.
  • Khi sử dụng than hoạt tính phải dùng sau mỗi bữa ăn hay khi mọi người có cảm giác khó chịu đầu tiên ở bụng.
  • Nên ngừng sử dụng thuốc nếu mọi người mắc phải triệu chứng tiêu chảy kéo dài trong thời gian 2 ngày hoặc cơ thể bị sốt.
  • Tùy vào từng tình trạng bệnh cũng như từng độ tuổi của mỗi người sẽ có liều sử dụng than hoạt tính tương ứng.

Than hoạt tính được làm từ gáo dừa có nhiều hoạt tính nhất

* Liều dùng đối với người lớn mục đích khử trùng đường tiêu hóa:

+ Liều dùng trong nhiều lần: liều uống khởi đầu dùng 50 – 100g hay có thể pha loãng trong nước để dùng. Liều uống duy trì sẽ sử dụng 12.5g/giờ, 25g/2 giờ, 50g/4 giờ cho đến khi tình trạng bệnh chấm dứt.

+ Liều dùng đơn: uống 25 – 100g hay có thể sử dụng để pha. Thói quen sử dụng này không được khuyến cáo sử dụng.

* Liều dùng đối với người bị đầy hơi:

Dạng viên nén và thuốc viên nang dùng 500 – 1040mg, 4 lần/ngày khi cần thiết. Than hoạt tính không phát huy tác dụng trong trường hợp bị ngộ độc.

* Liều dùng đối với trẻ em khử trùng đường tiêu hóa:

+ Liều đơn:

  • Đối với trẻ <1 tuổi: uiongs 0,5 – 1g/kg; liều 10 – 25g hay có thể dùng ống thông dạ dày;
  • Trẻ 1 – 12 tuổi: uống 0.5 – 1g/kg hoặc có thể dùng liều 25 – 50g;
  • Trẻ 13 – 18 tuổi: thực hiện liều uống 25 – 200g;

+ Liều uống nhiều lần:

  • Trẻ <13 tuổi: liều khởi đầu uống 10 – 25g. Đối với liều duy trì sử dụng 1 – 2g/kg và 2 – 4 giờ/liều.
  • Trẻ 13 – 18 tuổi: liều uống khởi đầu sử dụng 50 – 100g hay có thể pha loãng để dùng với nước. Liều duy trì uống 12.5 – 25g và 2 giờ/liều, uống 50g/giờ cho đến khi đến khi dứt bệnh.

Sử dụng than hoạt tính cần lưu ý những gì?

Nếu bạn đã từng bị dị ứng với than hoạt tính, không nên sử dụng loại thuốc này. Trường hợp những người đang mắc các bệnh sau phải kham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi dùng.

  • Bệnh gan;
  • Bệnh thận;
  • Bất kỳ bệnh nghiêm trọng nào.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...