Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Dược sĩ Nhà thuốc tư vấn những loại thuốc không nên uống khi đói

Dược sĩ Nhà thuốc tư vấn những loại thuốc không nên uống khi đói

Nên uống thuốc trước hay sau bữa ăn tùy thuộc vào tính chất của từng loại thuốc, dưới đây là những loại thuốc không nên uống khi đói bạn cần lưu ý.

Dược sĩ Nhà thuốc tư vấn những loại thuốc không nên uống khi đói

Dược sĩ Nhà thuốc tư vấn những loại thuốc không nên uống khi đói

Trên tờ hướng dẫn sử dụng thuốc luôn ghi rõ thời điểm uống thuốc tốt nhất khi nào, để thuốc phát huy hiệu quả thì bạn nên xem kỹ tờ hướng dẫn sử dụng thuốc cùng với những chỉ dẫn của bác sĩ kê đơn hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.

Những loại thuốc không nên uống khi đói.

Dược sĩ Nguyễn Thị Hồng (giảng viên Cao đẳng Dược văn bằng 2 Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) lưu ý, những loại thuốc dưới đây người bệnh không nên uống khi đói:

Thuốc Kháng sinh

Mỗi loại kháng sinh hoạt động theo một cơ chế khác nhau, vì vậy một số nên uống trong khi ăn, nhưng một số khác lại không nên vì có thể gây hại. Các loại kháng sinh nên uống trong khi ăn là amoxicillin, augmentin, clofazimine và một số loại khác.

Các thuốc chống viêm không steroid  (NSAID)

NSAID được sử dụng để điều trị đau nhờ ức chế prostaglandin, là những thụ thể đau củacơ thể. Naproxen được dùng để điều trị đau đầu, đau do viêm khớp và đau do kinh nguyệt. Ibuprogen có thể giúp giảm sốt và giảm đau nhẹ khi chữa răng. Aspirin được coi là một loại thuốc kì diệu một phần vì khả năng dự phòng đau tim và đột quỵ do thiếu máu cục bộ gây ra bởi cục máu đông. Uống những loại NSAID này trong khi ăn có thể ngăn ngừa những vấn đề về dạ dày ruột hoặc xuất huyết ở đường tiêu hóa.

Dược sĩ tư vấn những loại thuốc không nên uống khi đói

Dược sĩ tư vấn những loại thuốc không nên uống khi đói

Thuốc kháng axit

Thuốc kháng axit làm giảm ợ nóng và khó tiêu nhờ trung hòa axit dạ dày. Bạn có thể mua những thuốc này ở bất cứ Nhà thuốc GPP nào mà không cần đơn nhưng cần uống thuốc trong vòng 1 giờ sau khi ăn hoặc trong bữa ăn. Tuy nhiên nếu triệu chứng khó tiêu xuất hiện ban đêm, thì hãy uống thuốc mà không cần ăn.

Prednisone

 Dược sĩ Đặng Dương (giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) cho biết, Prednisone là nhóm thuốc có thể dưới dạng thuốc viên hoặc thuốc nước. Nó được sử dụng cho những người có lượng corticosteroid thấp, loại hormon điều tiết tuyến thượng thận giúp ức chế viêm trong cơ thể và bảo vệ chống lại các tình trạng như viêm khớp và xơ cứng rải rác.  Cần uống những thuốc này cùng với đồ ăn hoặc sữa để giúp giảm kích ứng và loét dạ dày. Nếu dùng prednisone dạng thuốc nước, Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ khuyên nên pha với nước ép trái cây, nước sốt táo hoặc bất cứ loại thực phẩm mềm nào khác.

Thuốc giảm đau gây ngủ

Không giống các NSAID, các thuốc giảm đau gây ngủ là những opioid, làm giảm các tín hiệu đau trong não. Một số opioid là codein, hydrocodon, oxycodon và morphin. Để tránh buồn nôn và nôn, hãy uống những thuốc này trong khi ăn. Những thực phẩm có chất xơ đặc biệt có lợi để tránh táo bón.

Những loại thuốc không nên uống khi đói - 2

Thuốc giảm đau gây ngủ không nên uống khi đói

Metformin

Metformin được sử dụng để điều trị tiểu đường týp 2. Loại thuốc này cũng cần được uống trong khi ăn để tránh tiểu tiện không tự chủ hoặc kích ứng dạ dày. Uống thuốc tiểu đường chung với đồ ăn cũng giúp ngăn ngừa đường huyết thấp.

Thuốc tránh thai

Uống thuốc tránh thai đúng giờ mỗi ngày là rất quan trọng để phát huy tối đa hiệu quả, nhưng bạn cũng cần uống thuốc trong bữa ăn. Uống thuốc tránh thai trong khi ăn sẽ giúp giảm thiểu buồn nôn. Ngoài ra đặt lịch dùng thuốc trùng với bữa ăn sẽ giúp bạn nhớ uống thuốc.

Nên uống thuốc khi nào tốt nhất?

Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, bản chất của mỗi loại thuốc không giống nhau nên không có quy luật chung về uống thuốc vào lúc nào cho tất cả các loại thuốc. Cũng như không có tài liệu nào trình bày đầy đủ cách uống thuốc cho mọi loại thuốc. Mà cách dùng thuốc lúc nào sẽ tùy vào sự hiểu biết về dược động học, dược lực học của từng loại thuốc cụ thể mà được áp dụng (thông thường bản hướng dẫn sử dụng thuốc có đề cập nhưng có khi không nói đến). Để biết rõ về cách uống thuốc đúng thì cần phải hỏi kĩ ý kiến của bác sĩ cấp thuốc hoặc theo toa thuốc được chỉ định sẵn.

Nguồn: Tổng hợp.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...