Hiểu rõ được những căn bệnh có thể di truyền sang con cái là cách tốt nhất giúp cha mẹ có thể phòng ngừa và đảm bảo được sức khỏe cho con.
- Tìm hiểu tác dụng của thuốc Fexofenadine
- Đối tượng nào không nên sử dụng thuốc tránh thai?
- Tìm hiểu tác hại khôn lường của thuốc Ciprofloxacin
Bệnh di truyền trẻ sơ sinh thường gặp
Con cái không chỉ được thừa hưởng những đặc điểm ngoại hình, trí thông minh từ bố mẹ mà còn có nguy cơ cao mắc một số bệnh di truyền từ cha mẹ. Vậy trẻ có thể bị di truyền những căn bệnh nào từ bố mẹ? Xin mời các bậc phụ huynh cùng chuyên mục sức khỏe đời sống theo dõi bài viết dưới đây!
Các bệnh về mắt
Những bệnh lý về mắt như cận thị, mù màu, suy giảm khả năng nhìn là những căn bệnh có tính di truyền cao. Nếu trong gia đình có bố mẹ hay người thân từng mắc một trong những bệnh lý này thì trẻ sinh ra có khả năng cao sẽ bị di truyền. Do đó để có thể phòng ngừa và có biện pháp can thiệp kịp thời bảo vệ đôi mắt cho bé thì cha mẹ cần thường xuyên quan sát, để ý đến bé. Nếu nhận thấy con có những biểu hiện, như: nhức đầu, thường xuyên nheo mắt hay chảy nước mắt, nhất là khi đọc sách, xem tivi hoặc sau khi trải qua giờ học ở trường thì bạn nên đưa bé đi kiểm tra mắt ngay. Với những trẻ mắc chứng mù màu thì chỉ thường được phát hiện khi trẻ đã được 3 đến 6 tuổi.
Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng này không hẳn là một chứng bệnh gì quá nghiêm trọng, tuy nhiên nó cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Nếu thấy trẻ có những biểu hiện như đau bụng thường xuyên, kèm với táo bón hoặc khó tiêu thì rất có thể trẻ đã mắc phải hội chứng ruột kích thích. Mẹ cần đưa ngay bé đến bác sĩ để được điều trị sớm và phù hợp để tránh ảnh hưởng tới quá trình nuôi con khỏe mạnh, tuy nhiên mẹ cũng có thể điều trị hội chứng ruột kích thích tại nhà cho trẻ bằng cách thay đổi lối sống, từ bỏ những thói quen không tốt cho đường tiêu hóa của bé. Không cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm có thể gây kích ứng dạ dày, bổ sung các thực phẩm có nhiều vi khuẩn probiotics có nhiều trong sữa chua.
Chứng đau nửa đầu
Chứng đau nửa đầu thường chỉ gặp ở những người lớn tuổi, tuy nhiên trẻ nhỏ cũng có thể mắc phải chứng bệnh này do di truyền từ cha mẹ với tỷ lệ 50% và có thể cao hơn nếu cả bố và mẹ đều bị tình trạng này. Trẻ bị đau nửa đầu thường có biểu hiện đau đầu dữ dội, buồn nôn hoặc ói mửa, trẻ quấy khóc không ngừng và rất nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng. Thông thường, chứng bệnh này chỉ có thể phát hiện khi bé từ 8 tuổi trở lên. Ở trẻ nhỏ dưới 8 tuổi, khi thấy bé con bạn có những biểu hiện như bị say, chóng mặt khi đi tàu, xe thì rất có thể bé đang gặp phải chứng đau nửa đầu.
Theo một giảng viên đang công tác tại một trường Trung Cấp Y khoa tại Hà nội cho biết, để giúp con điều trị chứng bệnh này, phụ huynh cần thời gian dài và theo dõi sát sao, mẹ nên ghi chép cụ thể diễn biến bệnh hình của bé, như: hoạt động, triệu chứng đau đầu diễn ra thế nào, thời điểm nào,…Nếu nhân thấy việc điều trị với bác sĩ nhi khoa không mang lại kết quả tốt, bạn có thể tìm đến một chuyên gia về thần kinh trẻ em.
Dị ứng
Theo các chuyên gia tư vấn sức khỏe trẻ em, nếu cha mẹ có một người bị dị ứng thì khả năng đến 50% con sinh ra cũng sẽ bị dị ứng, tỷ lệ này càng tăng nếu như cả 2 bố mẹ đều cùng bị dị ứng. Tuy nhiên, do sự di truyền này chỉ là dị ứng mẫn cảm, nên bé không hoàn toàn dị ứng với những thứ giống cha mẹ. Biểu hiện dị ứng thường thấy ở các bé là cảm lạnh, viêm xoang hay nhiễm trùng tai, thường xuyên sổ mũi, nghẹt mũi. Ngoài ra, có thể có các triệu chứng đi kèm như ngứa mắt, nổi mẩn, phát ban, thở khò khè, ho mãn tính. Những dấu hiệu này cũng gần giống với những dấu hiệu của bệnh hen suyễn. Vì vậy, tốt nhất nên cho trẻ tới bác sĩ để được kiểm tra và đưa ra hướng điều trị phù hợp.
Đối với những trường hợp nhẹ, mẹ có thể cho trẻ cần uống thuốc kháng histamin, sử dụng thuốc nhỏ mũi, mắt theo trình tự phù hợp. Nếu trẻ có những triệu chứng nghiêm trọng hơn, có thể bé sẽ được chích ngừa dị ứng, vì liệu pháp miễn dịch cũng có tác dụng tốt trong trường hợp này.
Máu khó đông căn bệnh có tính di truyền
Bệnh máu khó đông
Máu khó đông là một căn bệnh nguy hiểm có tính di truyền. Người mắc phải căn bệnh này thường rất khó cầm máu khi bị đứt tay hay trầy xước, dẫn tới tình trạng mất máu, nếu không xử lý được rất dễ gây tử vong do mất máu. Căn bệnh này liên quan đến nhiễm sắc thể X vì gen sản xuất yếu tố đông máu chỉ nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bé trai (bộ sắc thể XY) khi nhận sắc thể X bệnh từ mẹ thì chắc chắn sẽ biểu hiện bệnh. Còn bé gái (bộ nhiễm sắc thể XX) chỉ biểu hiện thành bệnh khi cả hai nhiễm sắc thể này đều mang gen bệnh. Vì vậy bệnh máu khó đông hầu thường thấy ở bé trai hơn là bé gai. Hiện nay phương án điều trị thích hợp nhất đó là truyền máu và huyết tương để bù đắp và làm tăng yếu tố VIII trong máu có chức năng tạo chất kết dính ngăn chảy máu ồ ạt.
Ngoài bệnh lý trên vẫn còn rất nhiều căn bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con như đái tháo đường, bệnh Thalassemia, Viêm Gan…Chính vì vậy, bên cạnh việc kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi quyết định có con các bậc phụ huynh cũng cần phải theo dõi cẩn thận để có thể kịp thời có biện pháp thích hợp chế ngự, hạn chế lây truyền bệnh sang con.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn