Hiện nay ở nước ta đang có tình trạng cho trẻ sử dụng kháng sinh bừa bãi, việc sử dụng kháng sinh không đúng cách sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Vào độ tuổi của trẻ còn quá bé bố mẹ nên biết rằng chức năng gan thận của bé còn rất yếu, chưa thể tự đào thải các độc tố từ thuốc ra khỏi cơ thể như người lớn được nên việc sử dụng liều lượng thuốc cần thận trọng tuyệt đối. Để hạn chế được những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra với trẻ, tuy nhiên đây cũng là cách chữa thông thường nhất cho các bé nên mẹ cần trang bị những kiến thức đầy đủ để chọn loại kháng sinh phù hợp với trẻ. Bởi vậy cho trẻ uống như thế nào là đúng cách mà vãn đảm bảo được sức khỏe là điều bố mẹ luôn trăn trở.
Những loại thuốc kháng sinh tránh tuyệt đối cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ các mẹ nên biết
Theo các Giảng viên Trường Cao đẳng Y dược Pasteur, hiện trên thị trường có rất nhiều loại kháng sinh mà các mẹ đi mua sẽ gặp, tuy nhiên có 3 loại mẹ nên đặc biệt lưu ý:
- Thuốc Cloramphenicol: Loại thuốc này có thể gây “hội chứng xanh xám” cho trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non, thiếu tháng. Trẻ bị xanh tái dần rồi trụy tim mạch và dẫn đến tử vong. Cloramphenicol còn gây ra ngộ độc cho tủy xương nếu dùng kéo dài có thể gây suy tủy, thiếu máu không hồi phục.
- Thuốc Tetracyclin: Đặc biệt không dùng thuốc này cho trẻ dưới 8 tuổi, nó sẽ làm chậm phát triển xương và làm cho răng có màu vàng nâu vĩnh viễn. Ngoài ra Tetracyclin còn làm căng thóp ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm.
- Kháng sinh nhóm aminozid (như streptomycin, gentamycin): Nhóm kháng sinh này nếu dùng cho trẻ sơ sinh sẽ dễ gây điếc. Các loại sulfonamid như bactrim không nên dùng cho trẻ nhỏ vì dễ gây vàng da và vô cùng độc cho thận. Các thuốc kháng sinh negram, nitrofurantoin, rifamicin cũng không nên dùng cho trẻ nhỏ vì có thể gây vàng da và nhiễm độc cho gan.
Một số cách đưa thuốc kháng sinh vào cơ thể trẻ
Chọn loại kháng sinh tốt nhưng để cho thuốc vào cơ thể như thế nào cũng không phải cách dễ dàng. Bố mẹ phải hết sức thận trọng, nên dùng đường uống, hoặc tiêm tĩnh mạch nếu có chỉ định của thầy thuốc. Đối với trẻ nhỏ, khuyến cáo của Điều dưỡng viên Thu Hương giảng viên Liên Thông Cao đẳng Điều Dưỡng, không nên tiêm bắp vì làm trẻ đau và đặc biệt là dễ gây xơ cứng cơ và khiến trẻ bị tàn tật.
Trẻ em không phải là phiên bản người lớn thu nhỏ, vì vậy tuyệt đối không nên cho rằng người lớn dùng gì thì trẻ em dùng nấy, chỉ cần bớt liều đi. Khi trẻ bị ốm bố mẹ phải đưa đi khám và chữa bệnh tại các cơ sở y tế, không được tự ý cho trẻ uống kháng sinh hoặc điều trị theo sự mách bảo của những người không có chuyên môn.
Dược sĩ chia sẻ kinh nghiệm cho trẻ uống kháng sinh đúng cách nhất mẹ nên tham khảo
Sau đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn dùng thuốc đúng cách được một Dược sĩ Tốt nghiệp Cao đẳng Dược chia sẻ:
- Đối với trẻ nhỏ, trẻ nhũ nhi: Bố mẹ cần chọn dạng thuốc lỏng như: sirô, hỗn dịch, nhũ dịch (khi uống phải lắc kỹ chai để thuốc trộn đều) hoặc thuốc giọt hòa vào nước để uống. Loại thuốc này được bào chế tạo hương thơm, ngọt nên trẻ thích uống. Hay mẹ cũng có thể lựa chọn các loại thuốc dạng cốm khi uống hòa với nước thành dạng lỏng có mùi thơm, vị ngọt, dễ uống đối với trẻ.
- Đối với những trẻ từ 5 tuổi trở lên: Lúc này trẻ đã có thể nuốt được viên thuốc mẹ có thể cho trẻ uống thuốc dạng viên nén hoặc thuốc hình bao con nhộng. Đặc biệt không nên nghiền nhỏ viên thuốc cho trẻ uống, vì có một số loại thuốc chứa dược chất rất đắng sẽ làm cho trẻ sợ hãi. Khi cho trẻ uống không nên quát nạt mà phải mềm mỏng kiên trì để trẻ uống thuốc.
- Không pha thuốc vào những loại dịch uống, nước trái cây hoặc thức ăn vì có thể làm xảy ra một số phản ứng hóa học dẫn đến thay đổi tính chất của thuốc, làm giảm hiệu quả của thuốc.
- Không pha thuốc vào bình sữa cho trẻ bú: sữa chứa nhiều kali và sắt, những chất này khi gặp một số thuốc sẽ phản ứng tạo ra một số tạp chất ổn định hoặc khó tan, gây cản trở cho sự hấp thụ thuốc của lòng ruột và dạ dày. Thậm chí có những loại thuốc còn bị những chất này phá hủy. Bên cạnh đó, canxi có trong sữa có thể làm cản trở mức hấp thu của một số loại thuốc kháng sinh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ có nguy cơ kháng kháng sinh cao hơn cả do tần suất mắc bệnh nhiễm trùng lặp lại cao, để bảo vệ đường hô hấp cho trẻ. Phụ huynh cần lưu ý tiêm phòng vaccine đầy đủ, vệ sinh mũi họng thường xuyên và nâng cao miễn dịch bằng bổ sung vitamin qua thức ăn, đặc biệt ở những trẻ có nguy cơ cao để hạn chế tái phát nhiễm trùng hô hấp, giảm phụ thuộc kháng sinh.
Nguồn: Thông tin nhà thuốc GPP