Để bảo vệ răng miệng của trẻ, các mẹ cần tránh những điều sau để chăm sóc sức khỏe răng miệng của bé một cách an toàn và hiệu quả.
- Thuốc bổ gan tốt nhất hiện nay
- Chia sẻ những công dụng bất ngờ của củ tỏi mà bạn nên biết
- Khuyến cáo những người không nên ăn cá chép khi mắc các bệnh sau
Chia sẻ những điều cần tránh để bảo vệ răng của trẻ
Bậc cha mẹ nào cũng mong con mình có một hàm răng khỏe mạnh, đều đặn. Vậy làm thế nào để bảo vệ răng của trẻ ngay từ nhỏ ? Các dược sĩ Cao Đẳng Y Dược TPHCM xin đưa ra những điều cần tránh để bảo vệ răng của trẻ, mời các bạn cùng tham khảo.
Để bảo vệ răng miệng của trẻ cần tránh cho trẻ ngủ khi đang uống sữa
Nhiều trẻ có thói quen chìm vào giấc ngủ khi đang bú sữa mẹ hoặc uống sữa bình. Các bà mẹ cũng nhận thấy việc cho con uống sữa là một cách rất tốt để dỗ con ngủ, nhưng cách này rất dễ khiến trẻ bị sâu răng.
Nếu để trẻ ngủ khi đang uống sữa, sữa sẽ bám lại xung quanh răng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sản sinh axit phát triển.
Chất carbohydrate trong sữa sẽ bị vi khuẩn phân hủy thành axit, làm ăn mòn răng của trẻ và gây sâu răng.
Khi trẻ ngủ, miệng trẻ sẽ giảm tiết nước bọt nên không thể kịp thời hòa tan sữa trong miệng, miệng sẽ không được làm sạch hoàn toàn.
Ngoài ra, nếu cho trẻ sử dụng bình sữa quá lâu, có trẻ hơn 3 tuổi vẫn uống sữa bằng bình, điều này khiến trẻ có nguy cơ sâu răng cao hơn.
Do đó, khi trẻ được khoảng 10 tháng tuổi, hãy tập cho bé uống sữa bằng cốc, muộn nhất là khi trẻ 1 tuổi phải dừng việc uống sữa bằng bình và tập cho trẻ thói quen dùng cốc.
Cho con ngậm núm vú giả quá nhiều
Sử dụng núm vú giả một cách hợp lý sẽ có ích cho trẻ, giúp trẻ tập thở bằng mũi thay vì thói quen thở bằng miệng mà nhiều trẻ gặp phải, từ đó tránh khỏi những vi khuẩn gây bệnh thâm nhập vào cơ thể bé qua đường miệng.
Đồng thời núm vú giả còn có tác dụng dỗ dành bé. Nhưng theo chuyên gia kiến nghị, khi bé đã hơn 10 tháng tuổi nên ngừng sử dụng núm vú giả.
Vì việc ngậm núm vú giả nhiều dễ khiến cho răng cửa của trẻ bị vẩu ra ngoài và làm trệch khớp cắn. Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy ngậm núm vú giả thường xuyên dễ dẫn đến bệnh răng miệng và viêm tai giữa.
Cho trẻ tự cầm bình uống sữa quá sớm
Theo các Dược sĩ Trường Cao Đẳng Y Dược Pasteur, nhiều bậc phụ huynh muốn tập cho con khả năng cầm nắm đồ vật nên cho trẻ tự cầm bình uống sữa khi chỉ vài tháng tuổi.
Do trẻ con nhỏ nên thường nằm khi tự uống sữa. Lực cánh tay của trẻ còn yếu khiến trọng lượng của bình sữa dễ ép lên hàm của trẻ.
Nếu tình trạng diễn ra thường xuyên sẽ khiến răng trẻ phát triển không đều, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của hàm.
Cho ăn không đúng thời điểm
Hiện nay, nhiều bà mẹ ưu tiên nuôi con bằng sữa mẹ, có người hiểu lầm rằng cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt, nhưng thực tế cho con ăn không đúng thời điểm sẽ ảnh hưởng đến việc mọc răng và hàm của trẻ.
Khi trẻ được 6 tháng tuổi trở xuống, bú sữa mẹ là phương pháp tốt nhất, nhưng từ 6 tháng trở lên, các thành phần dinh dưỡng trong sữa mẹ không thể đáp ứng hết nhu cầu dinh dưỡng của trẻ.
Vì trẻ từ 6 tháng bắt đầu mọc răng nên ngoài việc bú sữa mẹ, nên bổ sung cho trẻ các thực phẩm khác để tập cho bé khả năng nhai, điều nay rất tốt cho việc kích thích răng của trẻ phát triển.
Nguồn nhathuocgpp.edu.vn