Ngoài những người bị bệnh hay dị ứng với cá, thì những người không nên ăn cá chép khi mắc các bệnh sau để hạn chế rủi ro.
- Cảnh báo những nguy hiểm khi ăn nhãn mà trong người đang mắc bệnh
- Nhà thuốc GPP chia sẽ cách ăn uống lành mạnh giúp kéo dài sức khỏe
- Chia sẻ 5 bí quyết giúp bạn kiểm soát bệnh tiểu đường
Khuyến cáo những người không nên ăn cá chép khi mắc những bệnh sau
Không những là món ăn ngon mà cá chép còn chứa nhiều chất dinh dưỡng, có tác dụng chữa trị bệnh tốt, đặc biệt là các bệnh phụ nữ. Tuy nhiên theo các y sĩ trung cấp y học truyền, những người dưới đây tuyệt đối không nên ăn cá chép.
Khuyến cáo những người không nên ăn cá chép khi mắc các bệnh sau
Những người bị dị ứng với cá
Một số người có thể trạng cơ thể dễ bị dị ứng, mỗi lần ăn cá sẽ gây dị ứng. Nhóm người này tốt nhất là không ăn cá chép, vì loại cá này có khả năng gây mẫn cảm với bệnh nhân dị ứng cao hơn một số loại cá khác.
Bệnh nhân Gout (Gút)
Thông thường, nếu người khỏe mạnh thì có thể chọn bất kỳ loại thực phẩm nào để ăn. Nhưng khi cơ thể có bệnh hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh, thì phải thực hiện sự kiêng khem và lựa chọn thực phẩm có cân nhắc.
Ví dụ nhóm người đang có bệnh gút hoặc đang điều trị bệnh này cần rất hạn chế ăn món cá chép. Thậm chí, tốt nhất là không nên ăn.
Thực phẩm chứa lượng purine (nguyên nhân gây ra bệnh gút) có thể chia thành 4 loại: Nhóm có hàm lượng purine cao, nhóm khá cao, nhóm khá thấp và nhóm rất thấp.
Trong đó, theo phân tích thành phần dinh dưỡng, trong mỗi 100g cá chép có chứa hàm lượng purine cao tới 137.1 mg, là nhóm thực phẩm có lượng purine cao thứ hai so với các nhóm thức ăn khác.
Các Dược sĩ Cao Đẳng Y Dược TPHCM chia sẻ, người đang trong giai đoạn khởi phát cấp tính bệnh gout, lượng purine hàng ngày của bệnh nhân cần được giới hạn tối đa ở mức 150 mg hoặc thấp hơn. Trong thời gian này, chuyên gia cho rằng nên cấm ăn cá chép, chờ cho đến khi bệnh gout giảm nhẹ thì bệnh nhân mới có thể ăn cá với số lượng hạn chế.
Một số bệnh nhân mắc bệnh về gan và thận
Nhóm người đang có bệnh đường tiểu, sỏi thận, thì cần phải kiểm soát acid uric. Bởi khi lượng acid uric tăng quá cao có sự liên quan lớn đến việc hình thành sỏi.
Vì vậy, những bệnh nhân có bệnh về gan, thận, dễ kết sỏi thì nên hạn chế lượng purine, tốt nhất cũng không nên ăn cá chép. Do cá chép rất giàu kali, bệnh nhân suy thận cấp không nên ăn, nếu không kiêng khem thì món ăn này sẽ làm tăng gánh nặng lên thận.
Người bị bệnh gan đang trong giai đoạn cấp tính, bệnh nhân cần giảm lượng protein, kiểm soát lượng đạm ăn vào cơ thể trong vòng 20 gram mỗi ngày. Nhưng do cá chép giàu chất đạm, vì vậy những bệnh nhân này cũng không nên ăn cá chép.
Bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu
Thành phần dinh dưỡng có trong cá chép giàu chất axit eicosapentaenoic, thành phần này sẽ gây ra sự ức chế tập tiểu cầu, chống lại bệnh huyết khối và những triệu chứng liên quan đến xuất huyết.
Các bệnh nhân có các bệnh liên quan đến xuất huyết như dị ứng, cơ thể thiếu vitamin C xuất phát chủ yếu do cơ chế chảy máu bất thường, biểu hiện các dạng khác nhau của chứng chảy máu… Khi bị các bệnh này, thì bệnh nhân không nên ăn cá chép.
Nguồn : nhathuocgpp.edu.vn