Danh mục
Trang chủ >> Nhà thuốc chuẩn GPP >> Các câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP và hướng dẫn trả lời

Các câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP và hướng dẫn trả lời

Khi thẩm định GPP, đoàn kiểm tra sẽ hỏi Dược sĩ một số câu hỏi. Sau đây là các câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc đạt chuẩn GPP và hướng dẫn trả lời.

Các câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP và hướng dẫn trả lời

Các câu hỏi thường gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP và hướng dẫn trả lời

Thẩm định Nhà thuốc GPP là yêu cầu bắt buộc đối với các Nhà thuốc. Nếu trả lời tốt những câu hỏi của đoàn thẩm định nhà thuốc GPP thì việc thẩm định nhà thuốc đạt chuẩn GPP của bạn sẽ thành công. Sau đây là một số câu hỏi thường gặp Dược sĩ cần nắm được để việc thẩm định được diễn ra suôn sẻ.

Lấy hồ sơ nhà thuốc?

Dược sĩ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ gồm các giấy tờ như: Giấy Đăng ký kinh doanh gốc, Chứng chỉ hành nghề gốc và Hồ sơ nhân sự hiện có. Khi được yêu cầu thì cần lấy ra.

Mô tả công việc của nhân viên đâu?

Bạn cần chuẩn bị trước bản mô tả công việc của nhân viên. Khi đoàn thẩm định hỏi đến thì bạn đưa ra là được.

Có hồ sơ đào tạo không?

Đối với câu hỏi này, Dược sĩ cần phải đưa hồ sơ đào tạo nhân viên. Lưu ý là phải có luôn phần kế hoạch đào tạo, đánh giá đào tạo.

Thực hành tốt bán lẻ thuốc GPP là gì? Mục đích hướng đến?

Trả lời:

– GPP là bộ các nguyên tắc tiêu chuẩn trong hành nghề tại cơ sở bán lẻ thuốc. Mục đích nhằm hướng đến cung ứng và bán lẻ thuốc trực tiếp đến người sử dụng thuốc. Đồng thời, khuyến khích việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả.

Căn cứ vào đâu để thực hiện GPP?

Trả lời: Căn cứ vào thông tư 02/2018/TT – BYT ngày 22.01.2018 quy định về thực hành tốt bán lẻ thuốc.

Có bao nhiêu Quy trình? Các phụ lục kèm theo SOP là phụ lục gì?

Trả lời: Có 11 SOP (trong đó có 7 SOP bắt buộc) và phải nắm các phụ lục là các Sổ.

Chẳng hạn như khi bạn được đoàn thẩm định yêu cầu xem “Sổ theo dõi đơn thuốc không hợp lệ…” phải biết phụ lục nằm trong SOP nào và lấy Sổ cho Đoàn xem. Đặc biệt lưu ý  “SOP thuốc kiểm soát đặc biệt” và sổ theo dõi thông tin bệnh nhân, mẫu báo cáo định kỳ của SOP kiểm soát ĐB.

Có được thay đổi thuốc trong đơn hay không? Ai là người có thẩm quyền?

Trả lời: Được, Dược sĩ Đại học có thẩm quyền.

Về thực hành Nhà thuốc

Câu hỏi: Việc thực hành tốt Nhà thuốc hiện tại (Thông tư 02/2018/TT-BYT ) khác trước đây điểm nào?

Trả lời: Có thêm phần thuốc kiểm soát đặc biệt, Nhiệt ẩm kế tự ghi, phần mềm kết nối mạng.

Đơn thuốc như thế nào là hợp lệ, không hợp lệ?

– Đơn thuốc đúng mẫu Thông tư

– Ghi đầy đủ nội dung đơn thuốc (Tên – Địa chỉ – Chẩn đoán – Tên thuốc – Dạng bào chế – Nồng độ/Hàm lượng – Số lượng – Cách dùng… Ký và ghi rõ họ tên người kê đơn)

– Đối với trẻ em dưới 72 tháng tuổi thì ghi số tháng tuổi và họ tên cha hoặc mẹ

– Đơn thuốc được kê chưa quá 5 ngày

Làm sao phân biệt được thuốc kê đơn, không kê đơn?

Trả lời: Thông tư 07/2017 có kèm danh mục thuốc không kê đơn, các thuốc ngoài danh mục này đều phải kê đơn.

– Thuốc kê đơn: Theo hướng dẫn số 1571/BYT-KCB (Danh mục 30 thuốc kê đơn)

– Thuốc không kê đơn: Theo thông tư 07/2017/TT-BYT ngày 03.05.2017 danh mục thuốc không kê đơn (Có 243 hoạt chất)

Câu hỏi thẩm định Nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Câu hỏi thẩm định Nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Khi có đơn thuốc không hợp lệ thì nhân viên Nhà thuốc phải làm gì?

Trả lời:

– Hỏi lại người kê đơn (liên hệ trực tiếp với người kê đơn hoặc nói bệnh nhân trở lại nơi đã khám để sửa chữa, bổ sung cho đầy đủ)

– Thông báo cho bệnh nhân biết

– Dược sĩ điều hành liên hệ với người kê đơn, được quyền từ chối bán.

Nhiệm vụ Quản lý chuyên môn của Dược sĩ là gì?

Trả lời:

– Có mặt tại Nhà thuốc hoặc ủy quyền.

– Giám sát hoặc trực tiếp tham gia bán thuốc kê đơn.

– Liên hệ với bác sĩ kê đơn trong trường hợp cần thiết.

– Thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn.

– Đào tạo hướng dẫn nhân viên quy chế, kiến thức chuyên môn.

– Tham gia kiểm soát chất lượng thuốc khi nhập về và trong quá trình bảo quản tại nhà thuốc.

– Hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo với cơ quan y tế.

Diện tích, nhiệt độ và độ ẩm cần có theo chuẩn GPP của nhà thuốc?

Trả lời:

– Diện tích: tối thiểu 10m2

– Nhiệt độ: không quá 30 độ C

– Độ ẩm: không quá 75%

(Nếu độ ẩm vượt quá mức quy định phải tiến hành giảm độ ẩm bằng cách thông gió, chất hút ẩm…)

Hồ sơ sổ sách liên quan đến thuốc được lưu trữ bao lâu?

Trả lời: Lưu trữ 1 năm sau khi thuốc hết hạn dùng

Hướng dẫn sử dụng thuốc như thế nào?

Trả lời:

Hướng dẫn bằng lời nói sau đó ghi vào nhãn của bao bì thuốc cho người mua

Khi bán cần hỏi các thông tin về triệu chứng bệnh và trạng thái người dùng để tránh rủi ro khi dùng thuốc

Cần tư vấn và thông báo gì cho người mua thuốc?

Trả lời:

– Lựa chọn thuốc phù hợp (nhu cầu và chi phí…)

– Các thông tin về thuốc, tác dụng phụ, tương tác…

– Các trường hợp cần chẩn đoán của thầy thuốc mới dùng thuốc

– Những trường hợp không cần sử dụng thuốc

Khi giao thuốc cho khách phải đối chiếu các thông tin gì?

Trả lời: Nhãn thuốc – Chủng loại thuốc – Số lượng thuốc – Hạn dùng – Chất lượng thuốc bằng cảm quan.

Trên đây là một số câu hỏi hay gặp khi thẩm định Nhà thuốc GPP. Bạn cần chuẩn bị thật tốt kiến thức để trả lời các câu hỏi này giúp cho việc thẩm định được suôn sẻ và thành công.

Nguồn: Sưu tầm.

Nhathuocgpp.edu.vn.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ nhà thuốc hướng dẫn sử dụng Docefnir 300mg

Thuốc Docefnir 300mg là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Cephalosporin được chỉ định hỗ trợ ...