Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Bật mí những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây Huyết dụ

Bật mí những bài thuốc chữa bệnh hay từ cây Huyết dụ

Huyết dụ là một loại cây thường mọc hoang hoặc được trồng nhiều ở nước ta. Đây là một cây thuốc quý được các bác sĩ y học cổ truyền sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hiệu quả.

Huyết dụ còn được trồng để làm cảnh ở nước ta

Huyết dụ còn được trồng để làm cảnh ở nước ta

Mô tả sơ lược thông tin về cây Huyết dụ

Huyết dụ hay con được gọi với một số tên khác là long huyết, thiết phụ, phất dũ… Huyết dụ có tên khoa học là Cordyline terminalis Kunth Cây nhỏ, cao khoảng 2m. Thân mảnh, mang nhiều đốt sẹo, ít phân nhánh. Lá mọc tập trung ở ngọn, xếp thành 2 dãy, hình lưỡi kiếm, dài 20cm -50cm, rộng 5cm -10cm, gốc thắt lại, đầu thuôn nhọn, m p nguyên lượn sóng, hai mặt mầu đỏ tía, có loại lại chỉ có một mặt đỏ, còn mặt kia màu lục xám; cuống dài có bẹ và rãnh ở mặt trên. Huyết thụ thường ra hoa vào tháng 12 đến tháng 1 hàng năm, Cụm hoa mọc ở ngọn thân thành chùm xim hoặc chùy phân nhánh, dài 30cm -40cm, mỗi nhánh mang rất nhiều hoa màu trắng, mặt ngoài màu tía; lá đài 3, thuôn nhọn, cánh hoa 3, hơi thắt lại ở giữa; nhị 6, thò ra ngoài tràng; bầu có 3 ô. Quả mọng hình cầu.

Theo dược sĩ Lê Thị Thanh Nhàn hiện đang là giảng viên Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TP HCM cho biết trong lá huyết dụ có chứa các chất như acid amin, phenol, đường, anthocyan. Huyết dụ có tác dụng kháng viêm, chống oxi hóa, chống thư dạ dày, kháng khuẩn…

Theo y học cổ truyền, Huyết dụ có vị hơi ngọt, tính bình có tác dụng làm mát huyết, cầm máu , tán ứ định thống, cầm máu, xích bạch đới, bổ huyết, tiêu ứ, dùng chữa rong kinh, chữa lỵ, phong thấp nhức xương…

Một số bài thuốc chữa bệnh hay từ cây Huyết dụ

Huyết dụ được xem là một vị thuốc quý của Đông y

Huyết dụ được xem là một vị thuốc quý của Đông y

  • Trị kiết lỵ ra máu: Lá huyết dụ 20 g, cỏ nhọ nồi 12g, rau má 20 g. Rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống. Dùng 2-3 ngày. Nếu bệnh không giảm thì nên đến cơ sở y tế khám xác định nguyên nhân để điều trị.
  • Trị bạch đới, khí hư: Lá huyết dụ tươi 30 g, lá thuốc bỏng 20g, bạch đồng nữ 20 g. Sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
  • Trị chảy máu cam và chảy máu dưới da:  Lá huyết dụ tươi 30 g, lá trắc bá (sao cháy) và cỏ nhọ nồi mỗi vị 20 g, sắc lấy nước uống đến khi khỏi.
  • Trị bị thương ứ máu hay phong thấp đau nhức: Dùng huyết dụ cả lá, hoa, rễ 30 g, huyết giác 15 g, sắc lấy nước uống đến khi khỏi.
  • Trị rong kinh: Lá huyết dụ 20 g, rễ cỏ tranh 10 g, đài tồn tại của quả mướp 10g, rễ cỏ gừng 8 g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400 ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
  • Chữa viêm ruột, lỵ: Lá tươi 60g -100 g (hoặc 10g -15g hoa khô) sắc lấy nước uống.
  • Trị đái ra máu, lao phổi, thổ huyết, mất kinh: Lá Huyết dụ tươi 60g -100 g (hoặc rễ khô 30g -60 g). Đun sôi lấy nước uống.

Các lương y tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cũng khuyến cáo rằng phụ nữ không nên dùng trước khi sinh con hoặc sau khi sinh xong mà bị sót nhau.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...