Sử dụng thuốc bổ một cách bừa bãi không những không mang lại tác dụng gì mà còn khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí còn đe dọa tới cả tính mạng của người dùng.
Sử dụng thuốc bổ được rất nhiều người lựa chọn với mục đích tăng cường và cải thiện sức khỏe, trí nhớ…tuy nhiên bên cạnh những lợi ích của thuốc bổ đem lại cũng tiềm ẩn rất nhiều mối nguy hại tới sức khỏe của người dùng nếu sử dụng một cách bừa bãi, không theo chỉ định của những dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc. Bài viết này sẽ chia sẻ những quy tắc cần thiết để có thể sử dụng thuốc bổ một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Những quy tắc cần nhớ khi sử dụng thuốc bổ
Không dùng thuốc bổ, thực phẩm chức năng khi bạn hoàn toàn bình thường: Theo các chuyên gia y tế, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh không cần phải uống bất cứ một loại thuốc bổ nào. Bởi thực phẩm chức năng vẫn là một loại thuốc, nó sẽ ít nhiều tác động đến cơ thể của bạn. Đôi khi cơ thể đang bình thường khỏe mạnh lại sinh ra bệnh khi sử dụng thuốc bổ hay thực phẩm chức năng. Do đó, chỉ nên sử dụng thuốc bổ nếu sức khỏe có vấn đề.
Lưu ý khi dùng thực phẩm chức năng, thuốc bổ: Khi muốn uống bất kỳ loại thuốc hay thực phẩm chức năng nào, bạn cần cân nhắc kỹ càng, giữa lợi ích và nguy cơ có thể mang đến cho cơ thể. Hãy nhớ rằng nhiều thuốc bổ sung có hoạt chất không khác gì việc bạn bổ sung nó qua thực phẩm với chế độ ăn uống hợp lý, khoa học.
Sử dụng thuốc bổ với liều lượng tăng dần: Bất kỳ với loại thuốc bổ nào, trước khi sử dụng thì bạn chỉ nên dùng thuốc với liều lượng thấp, để nhận được tác dụng chậm, từ từ. Việc làm này không chỉ giúp bạn tránh được bị hội chứng ruột kích thích do uống các loại thuốc bổ sung mà còn giúp hạn chế tối đa nguy hại của thuốc có thể xảy ra.
Uống thuốc trong một giai đoạn nhất định: Không có một loại thuốc bổ hay thực phẩm chức năng nào dùng mãi mãi, các loại thuốc bổ nên được dùng với liều thấp nhất, với mức giá thấp nhất và có thời gian ngắn nhất. Với quy tắc này, người dùng thuốc sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào thuốc hoặc trở nên nghiện các loại thuốc bổ, thay vào đó họ có thể tập trung vào việc thay đổi lối sống, trong đó bao gồm cả chế độ ăn uống lành mạnh giúp bổ sung những dưỡng chất còn thiếu cho cơ thể.
Thuốc đắt tiền chưa chắc đã tốt: Hầu hết các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng đều được bán ra với giá thành khá cao, trong đó phần nhiều là được cấp bằng sáng chế. Nói cách khác, nếu bạn đang trả rất nhiều tiền cho một loại thực phẩm chức năng đắt đỏ, chưa chắc nó đã tốt hơn những loại thuốc bổ sung có hoạt chất tương tự nhưng rẻ tiền hơn.
Kiểm tra nhãn thuốc trước khi mua: Theo dược sĩ Cao đẳng dược TPHCM, với bất kỳ loại thuốc nào, cho dù đó là thuốc bổ thì cũng đều cần phải kiểm tra kỹ nhãn mác trước khi mua và sử dụng, hãy tìm hiểu những thông tin cần thiết được in trên bao bì sản phẩm, đọc những khuyến cáo với người dùng như thuốc có dùng cho người bệnh tim, người đang mang thai, trẻ em hay ảnh hưởng tới sức khỏe tâm thần hay không. Bên cạnh đó, những loại thực phẩm chức năng phải đảm bảo không có phthalate, màu nhân tạo, hương liệu nhân tạo, đường hay chất làm ngọt nhân tạo, không có gluten, không sử dụng hormon, lactose, sử dụng thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ, không có chất bảo quản, không có men, các thành phần gây dị ứng (như đậu nành, đậu phộng, hạt cây…), thuốc không có các kim loại nặng như arsenic, cadmium, chì, thủy ngân, thuốc cũng được thử nghiệm đạt các tiêu chuẩn về an toàn.
Thăm hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên môn: Bác sĩ là người kê toa và dược sĩ là người tư vấn dùng thuốc. Đối với những người có thói quen tự mua thuốc về dùng, họ thường chỉ hỏi dược sĩ về tác dụng của thuốc và tự dùng. Thực tế là uống thực phẩm chức năng hay thuốc đều cần đến sự tư vấn của bác sĩ và dược sĩ. Bởi chỉ có bác sĩ và dược sĩ mới là người hiểu về sức khỏe của bệnh nhân, có thể dùng thuốc gì, hay những tương tác với thuốc người bệnh đang sử dụng, các phản ứng phụ có thể xảy ra trên mỗi cơ địa của bệnh nhân.
Tác hại khi dùng quá nhiều thuốc bổ, thực phẩm chức năng
Dược sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết thuốc bổ, thực phẩm chức năng mang đến rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, tuy nhiên cho dù nó là loại thuốc bổ nào đi chăng nữa thì bản chất của chúng vẫn là thuốc, nếu sử dụng nhiều có thể gây hại cho các bộ phận trong cơ thể của bạn như gan, thận … ví dụ như bạn có thể bị quá liều vitamin D. Thực tế đã chỉ ra, nếu quá liều seleium (200mcg mỗi ngày) có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, ung thư tuyến tiền liệt, tái phát ung thư da, và không có lợi cho sức khỏe tim mạch. Selen là một chất dinh dưỡng tuyệt vời và có thể ngăn ngừa bệnh tật, tuy nhiên, quá ít hoặc quá nhiều có thể gây hại.