Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Thuốc Verospiron® có công dụng gì?

Thuốc Verospiron® có công dụng gì?

Thuốc Verospiron® thuộc phân nhóm thuốc lợi tiểu thường được sử dụng trong một số trường hợp như tăng huyết áp, hạ kali máu,… vậy công dụng của thuốc là gì?

Thuốc Verospiron® có công dụng gì?

Thuốc Verospiron® có công dụng gì?

Tác dụng của thuốc Verospiron® là gì?

Theo giảng viên Cao đẳng điều dưỡng cho biết, thuốc Verospiron® thường được sử dụng để điều trị:

  • Tăng huyết áp (tăng huyết áp không rõ nguyên nhân);
  • Hạ kali máu;
  • Phù (giữ nước) do các tình trạng sức khỏe khác nhau, bao gồm suy tim sung huyết, bệnh thận và xơ gan;
  • Suy tim nặng.

Ngoài ra, trong một số bệnh lý khác Bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc Verospiron®. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc này cho những bệnh lý khác trong trường hợp có chỉ định của Bác sĩ điều trị.

Liều dùng thuốc Verospiron® như thế nào?

Những thông tin về liều dùng thuốc Verospiron® trên trang Nhà thuốc GPP chỉ mang tính chất tham khảo. Hãy luôn hỏi ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Liều dùng thuốc Verospiron® cho người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh cường aldosteron nguyên phát:

  • Bạn dùng 100–400 mg thuốc mỗi ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tăng huyết áp:

  • Bạn dùng 50–100 mg thuốc mỗi ngày, ít nhất trong hai tuần.

Liều dùng thông thường cho người lớn bị phù:

  • Bạn dùng 25–200 mg thuốc mỗi ngày, ít nhất 5 ngày.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh suy tim nặng:

  • Bạn dùng 25 mg mỗi ngày một lần, có thể tăng đến 50 mg mỗi ngày một lần hoặc giảm đến 25 mg mỗi hai ngày một lần, tùy thuộc vào khả năng dung nạp thuốc.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh hạ kali máu:

  • Bạn dùng 25–100 mg thuốc mỗi ngày một lần.

Liều dùng thuốc Verospiron® cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ em bị phù:

  • Liều khởi đầu: Bạn cho trẻ dùng 1–3,3 mg/kg. Sau 5 ngày, liều lượng thuốc được điều chỉnh nếu cần thiết để tăng gấp 3 lần so với ban đầu.

Những tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Verospiron®

Với mỗi bất kỳ loại thuốc nào đều có thể xảy ra những tác dụng phụ không muốn do nhiều yếu tố như: sức khỏe bệnh nhân, dùng quá liều,…Do đó, bạn cần dùng thuốc Verospiron® theo đúng chỉ định của Bác sĩ.

Tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Verospiron®:

  • Nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng hoặc chuột rút;
  • Khô miệng và khát;
  • Chóng mặt, mất thăng bằng và đau đầu;
  • Nữ hóa tuyến vú (mô tuyến vú tăng sản ở nam giới) và đau vú ở nữ giới;
  • Chu kỳ kinh nguyệt không đều và chảy máu âm đạo sau mãn kinh;
  • Rối loạn chức năng cương dương;
  • Tăng trưởng tóc;
  • Buồn ngủ, mệt mỏi và bồn chồn.

Những tác dụng phụ nghiêm trọng khi dùng thuốc Verospiron® gồm:

  • Đau hoặc yếu cơ;
  • Tê hoặc ngứa ran;
  • Tê liệt ở tay hoặc chân;
  • Loạn nhịp tim;
  • Lẫn lộn, mệt mỏi và ngất xỉu;
  • Chảy máu bất thường hoặc bầm tím;
  • Phản ứng trên da đe dọa tính mạng;
  • Các triệu chứng giống cúm, đau ở vùng bụng trên bên phải, chán ăn, nôn ra máu hoặc phân có máu;
  • Khó thở hoặc nuốt;
  • Giảm đi tiểu.

Trên đây không phải đầy đủ danh mục các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Verospiron®. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ của thuốc này hãy liên hệ Bác sĩ điều trị.

Thuốc Verospiron® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc Verospiron® có thể tương tác với thuốc nào?

Thuốc Verospiron® có thể tương tác với thuốc nào?

Việc sử dụng thuốc Verospiron® cùng với một số loại thuốc khác có thể làm gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ hoặc làm giảm đi tác dụng  phụ của thuốc. Vì thế hãy đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc và báo cho Bác sĩ biết những thuốc bạn đang dùng gồm cả thuốc kê đơn, không kê đơn, thảo dược và thực phẩm chức năng. Bạn không nên tự ý dùng, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc khi không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể tương tác với thuốc này gồm:

  • Lithi (Eskalith®, Lithobid®);
  • Chất ức chế men chuyển angiotensin (ACEI), ví dụ như benazepril (Lotensin®);
  • Chất ức chế thụ thể angiotensin II, ví dụ như azilsartan (Edarbi®);
  • Digoxin (Lanoxin®);
  • Cholestyramine (Questran®, Cholybar®);
  • Thuốc nhóm steroid, ví dụ như prednisone;
  • Ibuprofin (Advil®) và những thuốc giảm đau kháng viêm không steroid (NSAID) khác;
  • Inspra (Eplerenone®) và các chất đối kháng thụ thể aldosterone khác;
  • Heparin (Hemochron®, Hep-Lock®) và các heparin phân tử lượng thấp (Lovenox®);
  • Thuốc giãn cơ, bao gồm cyclobenzaprine (Amrix®, Flexeril®);
  • Các thuốc lợi tiểu khác như: amiloride (Midamor®);
  • Norepinephrine;
  • Các thuốc bổ sung kali.

Theo Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...