Cùng dược sĩ nhà thuốc tìm hiểu về thuốc Atorvastatin cũng như cách sử dụng an toàn mang lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh.
- Dược sĩ thông tin về thuốc Zyrtec®
- Dược sĩ nhà thuốc tư vấn dùng Bacampicillin an toàn hiệu quả
- Trị táo bón cho trẻ bằng thuốc Natufib như thế nào?
Thông tin về thuốc Atorvastatin
Thành phần chính của thuốc cũng chính là Atorvastatin. Hiện nay có khá nhiều thương hiệu sản xuất dược phẩm này có thể kể tên như: Lipitor, Atorin, Atacor, Astator, Acrovastin, Aditor, Ale, …
Dạng bào chế phổ biến của thuốc Atorvastatin chính là viên nén với hàm lượng gồm: 10 mg, 20 mg, 40 mg, 80 mg.
Thuốc Atorvastatin kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý nhằm mục đích giảm cholesterol ( giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol có lợi) giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và phòng ngừa đau tim và đột quỵ.
Các dược sĩ nhà thuốc GPP lưu ý người bệnh nên có chế độ ăn uống lành mạnh ít chất béo, hạn chế sử dụng các chất kích thích, thường xuyên rèn luyện sức khỏe,…trong quá trình sử dụng thuốc Atorvastatin.
Liều lượng sử dụng thuốc Atorvastatin
Dược sĩ Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn khuyến cáo người bệnh cần phải đến gặp bác sĩ để được thăm khám và chỉ định liều lượng phù hợp với tình trạng sức khỏe, tuổi tác, tương tác thuốc,…nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị bệnh.
Dược sĩ thông tin liều lượng thông thường khi dùng thuốc Atorvastatin như sau:
Liều Atorvastatin cho người lớn
- Trường hợp sử dụng mục đích phòng ngừa bệnh tim mạch: Mỗi ngày 1 lần nên uống khoảng 10-80 mg.
- Trường hợp sử dụng mục đích phòng ngừa mỡ trong máu: Mỗi ngày 1 lần uống 10, 20 hoặc 40mg thuốc. Những người muốn giảm LDL-cholesterol hơn 45% nên uống 40mg mỗi ngày cho liều khởi đầu.
Liều Atorvastatin cho trẻ em:
- Thuốc Atorvastatin phù hợp đối với trẻ từ 10 – 17 tuổi. Đối với bệnh nhi mắc bệnh tăng cholesterol trong máu do di truyền sẽ dùng khoảng 10mg hoặc 20mg trong 4 tuần sử dụng đầu tiên.
Lưu ý
– Tham khảo ý kiến bác sử đối với trường hợp phụ nữ khi đang mang thai hoặc đang cho con bú.
– Nói cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang dùng hoặc chuẩn bị dùng.
Những tác dụng phụ của thuốc Atorvastatin
Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn yêu cầu người bệnh phải sử dụng thuốc theo đơn, không dùng quá liều hoặc thiếu liều. Trong một số trường hợp hiếm người bệnh có thể có những biểu hiện nguy hiểm như khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng, trường hợp này cần phải cấp cứu ngay.
Những biểu hiện ít nguy hiểm gồm:
- Buồn nôn
- Đau, ốm yếu, cơ thể mệt mỏi không rõ nguyên nhân
- Dễ đói, khát nước
- Mắt mờ, hay buồn ngủ
- Đau cơ
- Sưng tấy hoặc tăng giảm cân bất thường
- Lú lẫn hoặc gặp các vấn đề về trí nhớ
- Tiêu chảy
- Nước tiểu sẫm màu hơn bình thường
- Đi tiểu ít hoặc tiểu nhiều
- Khô da, vàng da
Trên là một số thông tin về Atorvastatin cũng như hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn. Tuy nhiên thông tin chỉ mang tính chất tham khảo giúp bạn hiểu thêm về thuốc do đó không thể thay thế đơn thuốc cũng như lời khuyên của bác sĩ.