Việc sử dụng thuốc điều trị bệnh tiểu đường cần được theo dõi sát sao để đánh giá hiệu quả điều trị, sau đây là một số loại thuốc Tây điều trị bệnh tiểu đường phổ biến hiện nay.
- Những trường hợp nào không nên dùng men tiêu hóa?
- Các loại thuốc hỗ trợ tiêu hóa và khi nào nên sử dụng?
- Tìm hiểu công dụng và liều dùng thuốc Ampicillin 500mg
Dược sĩ tư vấn một số loại thuốc Tây điều trị bệnh tiểu đường
Bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh tiểu đường có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như bệnh về tim mạch, biến chứng thận, mắt… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Việc điều trị bệnh tiểu đường sớm là rất cần thiết để ngăn ngừa các biến chứng do bệnh gây ra.
Các loại bệnh tiểu đường
Hiện nay có các loại tiểu đường như sau:
- Tiểu đường type 1: Tế bào Beta tụy đảo bị phá huỷ dẫn đến thiếu hụt Insulin hoàn toàn, do yếu tố tự miễn hoặc không có nguyên nhân rõ ràng. Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng, độ tuổi, giới tính, cân nặng…
- Tiểu đường type 2: Do kháng Insulin hoặc rối loạn bài tiết Insulin. Đối tượng hay mắc loại này là những người lớn tuổi, thừa cân, béo phì, huyết áp cao,…
Các chuyên gia cho biết, bệnh tiểu đường không thể chữa trị khỏi hoàn toàn, mục đích điều trị bệnh là giúp người bệnh kiểm soát ổn định lượng đường trong máu về ngưỡng an toàn (từ 4,4 – 6,1 mmol/l lúc đói, chỉ số HbA1c ≤ 6,5%), ngăn ngừa những biến chứng xấu do bệnh gây ra.
Các loại thuốc Tây điều trị bệnh tiểu đường
Dược sĩ Nhà thuốc GPP cho biết, hiện nay có các loại thuốc Tây điều trị bệnh tiểu đường như sau;
1/Thuốc viên hạ đường huyết
Nhóm Biguanid:
Nhóm này gồm có các loại thuốc: metformin, siofor, glucophage,… có tác dụng ức chế hấp thu glucose ở ruột, tăng nhập glucose vào tế bào, kích thích phân hủy và ức chế tân tạo glucose.
Chỉ định: điều trị tiểu đường type 2.
Chống chỉ định: tiểu đường type 1, bệnh nhân suy gan, suy thận, nhiễm khuẩn, nhiễm toan, phụ nữ có thai, phẫu thuật.
Tác dụng phụ: thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, nhiễm toan acid lactic.
Nhóm Sulfamid (Sulfonylure): gồm có những thuốc sau:
- Sulfamid thế hệ I: gồm có các thuốc Carbutamid, tolbutamid,.. nay đã ít dùng
- Sulfamid thế hệ II, bao gồm: Gliclazid, glipizip, glibenclamid
- Sulfamid dùng một lần: Amaryl, diamicron MR
Công dụng của nhóm thuốc này là kích thích tế bào Beta tụy đảo tăng tiết Insulin, từ đó giúp điều hòa lượng đường trong máu khi tăng cao.
Chỉ định: tiểu đường type 2
Chống chỉ định: bệnh nhân tiểu đường type 1, những bệnh nhân bị suy gan thận, phụ nữ có thai, người bệnh bị nhiễm khuẩn có chỉ định phẫu thuật, bệnh nhân hôn mê do rối loạn chuyển hóa,..
Tác dụng phụ: thuốc có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: hạ đường huyết, dị ứng với Sulfamid.
Nhóm ức chế men α – glucosidase:
Gồm có các thuốc Acarbose, Voglibose, Guar,… sử dụng nhằm làm chậm quá trình hấp thu đường ở ruột non.
Chỉ định: tiểu đường thể nhẹ ở cả type 1 và 2 hoặc phối hợp với các thuốc hạ đường huyết khác.
Chống chỉ định: bệnh nhân bị suy gan, viêm ruột, phụ nữ có thai, phụ nữ đang cho con bú, bệnh nhân bị hạ đường máu và nhiễm toan.
Tác dụng phụ: thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ khi sử dụng như đầy hơi, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa.
Nhóm thiazolidinedion: tác dụng của nhóm thuốc này là làm tăng nhạy cảm Insulin tại cơ quan đích.
Chỉ định: tiểu đường type 2, phối hợp với các thuốc khác.
Chống chỉ định: phụ nữ có thai, cho con bú; bệnh nhân bị suy tim, gan, thận; bệnh nhân bị nhiễm khuẩn nặng, nhiễm toan, phẫu thuật; bệnh nhân mẫn cảm với thuốc.
Nhóm Meglitimid: Novonorm…
Nhóm thuốc này có tác dụng kích thích tế bào Beta tăng sản xuất Insulin.
Các nhóm thuốc trị bệnh tiểu đường
2/Điều trị bệnh tiểu đường bằng Insulin
Insulin được chỉ định bắt buộc cho các bệnh nhân bị tiểu đường type 1, một số trường hợp có thể sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường type 2 “cần Insulin”.
Các bác sĩ tư vấn cho biết, người bệnh tiểu đường cần được theo dõi lượng đường trong máu một cách thường xuyên để đánh giá đáp ứng điều trị và để điều chỉnh liều Insulin cho phù hợp. Việc điều trị bằng Insulin giúp cho nhân kiểm soát đường huyết tốt hơn, từ đó làm chậm hoặc ngăn chặn các biến chứng vi mạch ở người bệnh tiểu đường.
Theo Tin tức ngành Dược, các loại Insulin: bao gồm những loại sau:
- Insulin người: loại này được tổng hợp bằng công nghệ gen hoặc bán tổng hợp từ Insulin lợn, loại này ngày nay được sử dụng ngày càng phổ biến bởi độ tinh khiết cao, ít gây kháng insulin và loạn dưỡng mỡ ở khu vực tiêm.
- Insulin động vật: loại này được chiết xuất từ tụy của động vật như bò, lợn, khác với Insulin người ở một vài vị trí acid amin. Loại này ngày nay ít được sử dụng.
- Các Analogue của Insulin người: có thời gian tác dụng rất ngắn nên dễ chỉnh liều.
Chỉ định: thuốc được chỉ định cho các trường hợp sau:
- Tiểu đường type 1 (chỉ định bắt buộc).
- Tiểu đường type 2 trong các trường hợp: bệnh nhân có biến chứng chuyển hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, có chỉ định phẫu thuật, có thai, suy thận, suy gan hoặc thất bại khi điều trị bệnh tiểu đường bằng các thuốc hạ đường huyết đường uống.
Trên đây là một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay, tùy từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp. Bệnh nhân cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị tốt nhất.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.