Danh mục
Trang chủ >> Trình Dược viên >> Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cefazolin

Những lưu ý khi sử dụng thuốc Cefazolin

Cefazolin là thuốc kháng sinh cephalosporin được sử dụng để điều trị nhiều chứng bệnh nhiễm trùng do các loài vi khuẩn khác nhau gây ra. Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng Cefazolin?

Công dụng của thuốc Cefazolin

Công dụng của thuốc Cefazolin

Giảng viên cao đẳng điều dưỡng cho biết: thuốc Cefazolin hoạt động bằng cách làm chặn đứng sự phát triển của vi khuẩn do đó nó cũng có thể được sử dụng trước và trong khi phẫu thuật để giúp ngăn ngừa chứng nhiễm trùng.

Dùng Cefazolin như thế nào là đúng?

Tùy theo tình trạng sức khỏe và tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra liều lượng phù hợp. Thuốc này được sử dụng bằng cách tiêm vào tĩnh mạch hoặc tiêm bắp.

Đặc biệt lưu ý khi tự sử dụng thuốc tại nhà, hãy tìm hiểu kỹ tất cả các hướng dẫn về cách thức chuẩn bị và sử dụng thuốc từ bác sĩ. Trước khi sử dụng cần kiểm tra kỹ sản phẩm bằng mắt thường để phát hiện thuốc có bị cặn hay bị biến đổi màu hay không. Nếu phát hiện thấy tình trạng tình trạng bất thường của thuốc thì không sử dụng thuốc.

Thuốc Cefazolin hoạt động hiệu quả nhất khi nồng độ thuốc được duy trì ở mức ổn định. Vì thế nên dùng thuốc này vào các khoảng thời gian cân bằng nhau. Cần tiếp tục sử dụng thuốc ngay cả khi triệu chứng bệnh đã biến mất. Nếu ngưng sử dụng thuốc quá sớm có thể làm cho vi khuẩn tiếp tục phát triển, điều này có thể dẫn đến sự tái phát nhiễm trùng.

Nếu tình trạng bệnh trở nên nặng hơn thì người bệnh cần thông báo ngay với bác sỹ để có những xử lý kịp thời.

Liều dùng cefazolin như thế nào?

Liều dùng cefazolin như thế nào?

Liều dùng cefazolin như thế nào?

Thông tin về liều dùng thuốc cefazolin mà trang nhà thuốc GPP cung cấp dưới dây không thể thay cho lời khuyên của Bác sĩ. Hãy xin ý kiến của Bác sĩ trước khi sử dụng thuốc này.

Liều dùng cefazolin cho người lớn

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh nhiễm trùng khớp:

  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nhẹ do cầu khuẩn gram dương thông thường gây nên: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 250 đến 500 mg sau mỗi 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1 g sau mỗi 6 đến 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nặng, nguy hiểm chết người (ví dụ như viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu): truyền tĩnh mạch từ 1 đến 1.5 g sau mỗi 6 giờ đồng hồ; ở những trường hợp hiếm gặp, có thể sử dụng liều lượng lên đến 12 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với chứng viêm túi mật:

  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nhẹ do cầu khuẩn gram dương thông thường gây nên: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 250 đến 500 mg sau mỗi 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1g sau mỗi 6 đến 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nặng, nguy hiểm chết người (ví dụ như viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu): truyền tĩnh mạch từ 1 đến 1.5 g sau mỗi 6 giờ đồng hồ; ở những trường hợp hiếm gặp, có thể sử dụng liều lượng lên đến 12 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh viêm tủy xương:

  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nhẹ do cầu khuẩn gram dương thông thường gây nên: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 250 đến 500 mg sau mỗi 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1g sau mỗi 6 đến 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nặng, nguy hiểm chết người (ví dụ như viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu): truyền tĩnh mạch từ 1 đến 1.5 g sau mỗi 6 giờ đồng hồ; ở những trường hợp hiếm gặp, có thể sử dụng liều lượng lên đến 12 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh nhiễm trùng da hoặc mô mềm:

  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nhẹ do cầu khuẩn gram dương thông thường gây nên: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 250 đến 500 mg sau mỗi 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1g sau mỗi 6 đến 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nặng, nguy hiểm chết người (ví dụ như viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu): truyền tĩnh mạch từ 1 đến 1.5 g sau mỗi 6 giờ đồng hồ; ở những trường hợp hiếm gặp, có thể sử dụng liều lượng lên đến 12 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh nhiễm trùng máu:

  • Truyền tĩnh mạch từ 1 đến 1.5 g sau mỗi 6 giờ đồng hồ; có thể sử dụng liều lượng lên đến 12 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh viêm phổi:

  • Bệnh viêm phổi do phế cầu khuẩn: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 500 mg sau mỗi 12 giờ đồng hồ.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu:

  • Bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu không biến chứng, cấp tính: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 g sau mỗi 12 giờ đồng hồ.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn:

  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nhẹ do cầu khuẩn gram dương thông thường gây nên: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 250 đến 500 mg sau mỗi 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ vừa phải cho đến nghiêm trọng: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1g sau mỗi 6 đến 8 giờ đồng hồ.
  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nặng, nguy hiểm chết người (ví dụ như viêm màng trong tim, nhiễm trùng máu): truyền tĩnh mạch từ 1 đến 1.5 g sau mỗi 6 giờ đồng hồ; ở những trường hợp hiếm gặp, có thể sử dụng liều lượng lên đến 12 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho người lớn đối với việc phòng ngừa bệnh nhiễm trùng do phẫu thuật:

  • Trước khi phẫu thuật: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 1 g cho đến truyền tĩnh mạch 2 g từ 30 đến 60 phút trước khi bắt đầu phẫu thuật.
  • Trong khi phẫu thuật (đối với quá trình phẫu thuật kéo dài trong 2 giờ đồng hồ hoặc lâu hơn 2 giờ): truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1 g trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Sau khi phẫu thuật: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 500 mg đến 1 g sau mỗi 6 đến 8 giờ đồng hồ trong vòng 24 giờ (3 đến 5 ngày đối với các trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng cao).

Liều dùng cefazolin cho trẻ em

Liều dùng thông thường dành cho trẻ em đối với bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn:

Trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sơ sinh 7 ngày tuổi hoặc nhỏ hơn 7 ngày tuổi: 20 mg/kg sau mỗi 12 giờ đồng hồ.
  • Trẻ sơ sinh lớn hơn 7 ngày tuổi:
  • Nặng 2000 g hoặc nhẹ hơn 2000 g: 20 mg/kg sau mỗi 12 giờ đồng hồ.
  • Nặng hơn 2000 g: 20 mg/kg sau mỗi 8 giờ đồng hồ.

1 tháng tuổi hoặc lớn hơn 1 tháng tuổi:

  • Các bệnh nhiễm trùng ở mức độ nhẹ đến vừa phải: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp từ 25 đến 50 mg/kg/ngày, chia thành 3 đến 4 liều bằng nhau.
  • Các bệnh nhiễm trùng nặng: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 100 mg/kg/ngày, chia thành 3 đến 4 liều bằng nhau.
  • Liều lượng tối đa: 6 g/ngày.

Liều dùng thông thường dành cho trẻ em đối với chứng viêm màng trong tim:

  • 1 tháng tuổi hoặc lớn hơn 1 tháng tuổi: truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp 100 mg/kg/ngày, chia thành 3 hoặc 4 liều bằng nhau.
  • Liều lượng tối đa: 6 g/ngày.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cefazolin

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cefazolin

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc cefazolin

Giảng viên Trường Cao Đẳng Dược Sài Gòn cho biết, nếu người bệnh có phản ứng dị ứng với cefazolin, cần phải ngừng thuốc và cần được xử lý bằng các thuốc thường dùng: như adrenalin hoặc các amin co mạch, kháng histamin, hoặc corticosteroid.

Những người có bệnh sử về dạ dày ruột, đặc biệt là bệnh viêm đại tràng cũng nên thận trọng khi dùng thuốc này.

Nếu sử dụng cefazolin dài ngày có thể làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm. Nếu xuất hiện tình trạng bội nhiễm trong khi điều trị, cần phải gặp bác sỹ để có những biện pháp thích hợp.

Những người bị suy chức năng thận cần giảm liều sử dụng hàng ngày.

Trong trường hợp người bệnh bị co giật, nên ngừng thuốc ngay lập tức, điều trị chống co giật nếu có chỉ định trên lâm sàng. Người bệnh cần được bảo vệ đường hô hấp, hỗ trợ thông khí và truyền dịch. Bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế để bác sỹ kịp thời xử lý.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những tác dụng của Vitamin C với sức khỏe con người

Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái ...