Sau đây là chia sẻ về cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị sặc sữa giành cho các bà mẹ trẻ khi gặp phải vấn đề này. Đối với những trường hợp như thế này chúng ta cần giải quyết nhanh chóng kẻo gây ảnh hưởng tới tính mạng của bé.
- Chia sẻ bí quyết chăm sóc sức khỏe gia đình bạn nên biết
- Công dụng chữa bệnh tuyệt vời từ cây Hẹ
- Những căn bệnh di truyền thường gặp nhất ở trẻ nhỏ
Nhận biết trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ đang bú, (hoặc sau bú) đột ngột ho, sặc sụa, tím tái. Có thể thấy sữa trào ra mũi, miệng. Trẻ hốt hoảng, da xanh tái, có thể mềm nhũn hoặc co cứng. Trường hợp nặng, trẻ có thể ngừng thở, ngừng tim và tử vong.
Chia sẻ cách chăm sóc và xử lý khi trẻ bị sặc sữa
Nguyên nhân thường là do cha mẹ hoặc người giữ trẻ để trẻ bú, ăn không đúng tư thế, cho bú khi trẻ đang khóc, đang ho, sữa mẹ quá nhiều hoặc núm vú cao su có lỗ thông quá rộng khiến sữa chảy nhiều, chảy mạnh làm trẻ không nuốt kịp…
Xử lí khi trẻ bị sặc sữa
Khi trẻ bị sặc, trước tiên cần giữ trẻ trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn thân, sau đó vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai của trẻ. Với các em bé, có thể nắm lấy hai mắt cá chân của bé để bé chúc đầu xuống đất. Nếu bé vẫn còn bị sặc, hãy đặt nằm nghiêng và hơi ngửa đầu ra sau, một tay bạn đỡ lấy lưng của bé, dùng hai ngón tay kia ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối của xương sườn (chú ý ấn vào trong, lên phía trên) một cách nhanh và mạnh.
Với những trẻ lớn hơn, có thể đặt trẻ nằm sấp trên đầu gối của bạn. Nếu dùng biện pháp vỗ mạnh vào giữa hai xương bả vai vẫn không lấy được dị vật, hãy đặt trẻ ngồi vào lòng bạn, lưng áp vào ngực bạn. Một tay bạn đỡ lấy lưng bé, tay kia nắm lại thành quả đấm (ngón cái nằm trong) rồi cũng ấn mạnh vào khoảng giữa rốn và phần cuối xương sườn của trẻ, hướng lên trên. Trong trường hợp sau khi lấy đi dị vật, trẻ không thở lại được bình thường thì cần làm hô hấp nhân tạo cho trẻ. Còn nếu sau khi đã sơ cứu vẫn không thể lấy ra được dị vật, trẻ ngừng thở… thì cần nhanh chóng chuyển trẻ tới cơ sở y tế để xử lý.
Các biện pháp phòng tránh sặc sữa ở trẻ
Nhà thuốc GPP xin chia sẻ cách chăm sóc sức khỏe sau sinh sản đối với những bà mẹ về biện pháp phòng tránh sặc sữa ở trẻ như sau:
Không nên cho trẻ vừa bú vừa ngủ.
Không đùa với trẻ khi đang bú, khiến trẻ cười gây sặc.
Khi cho bú nên bế trẻ cao đầu, ở tư thế thoải mái, không nên để gập cổ hoặc ngửa cổ quá (gập cổ sẽ gây khó nuốt, còn ngửa cổ thì dễ bị sặc sữa lên mũi). Phải cho trẻ bú từ từ, không nên vội vàng, nhất là đối với những trẻ còn yếu, sinh non tháng. Ban đêm muốn cho trẻ ăn, bà mẹ nên ngồi dậy ngay ngắn, bế trẻ lên bằng hai tay đặt trẻ ở tư thế thoải mái, lúc đó mới bắt đầu cho trẻ bú.
Khi trẻ ho hoặc khóc thì phải ngừng cho bú ngay, không để sữa tiếp tục chảy xuống miệng trẻ.
Nếu sữa mẹ xuống quá nhiều mà trẻ chưa nuốt kịp, người mẹ có thể dùng hai ngón tay kẹp bớt đầu vú lại ngăn bớt sữa xuống.
Với những trẻ không nuôi bằng sữa mẹ, phải bú bình cần chú ý đầu núm vú cao su không nên đục quá rộng, tốt nhất đục 1-2 lỗ bằng đầu kim băng ở bên núm vú. Khi cho trẻ bú, nên nghiêng bình sữa khoảng 45 độ để sữa ngập lỗ thông, trẻ không mút phải nhiều không khí, dẫn đến nôn sau bữa ăn. Khi phải dùng thìa đổ sữa vào miệng trẻ, cần đổ từ từ, khi trẻ nuốt hết mới đổ thìa khác, không vội vàng, tránh đổ tràn cả vào mũi trẻ.
Chăm sức khỏe sóc trẻ bị sặc sữa
Nếu trẻ nôn trớ do sai lầm về ăn uống và chăm sóc chưa đúng cách thì cha mẹ cần điều chỉnh lại chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc, theo dõi tiếp tại nhà.
Nếu trẻ nôn trớ bệnh lý: cần giải quyết nguyên nhân phải đưa đến cơ sở y tế.
Bế trẻ thẳng đứng sau ăn khoảng 20-30 phút, tránh thay đổi tư thế đột ngột.
Cho trẻ ngủ ở tư thế đầu cao, nên ngủ sau ăn ít nhất 2-3 giờ.
Không quấn tã, mặc quần áo chật để tránh làm tăng áp lực ổ bụng.
Lau rửa bằng nước ấm phần cơ thể bị dính sữa, thức ăn trớ ra
Hút rửa mũi nếu trẻ trớ lên mũi.
Cho trẻ bú hoặc ăn lại sau khoảng 30 phút sau khi trẻ bị sặc sữa lên mũi.
Nguồn nhathuocgpp.edu.vn