Hoa sứ được trồng khá phổ biến ở nước ta như một loại cây cảnh, nhưng ít ai biết được đây là một cây thuốc Đông y với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe và được áp dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu hiệu.
- Bật mí một vài công dụng chữa bệnh từ Vừng đen
- Các biến chứng của bệnh thận đa nang bạn cần biết
- Khám phá những công dụng chữa bệnh đặc biệt từ củ riềng
Chữa bệnh bằng cây hoa sứ liệu bạn có biết?
Thông tin sơ lược về cây hoa sứ
Hoa sứ thường được gọi với một số tên khác như cây hoa đại, bông sứ, hoa sứ trắng, miến chi tử, kê đản tử, bông sứ đỏ, bông sứ ma, hoa săm pa… có tên khoa học là Plumeria rubra L. var. acutifolia (Poir.) Bailey; Thuộc họ Trúc đào (Apocynaceae). Hoa sứ có nguồn gốc Mexico, được trồng nhiều ở các nước nhiệt đới, ở nước ta thường được trồng như một loại cây cảnh, ngoài ra hoa sứ còn mọc hoang ở một số khu vực đồng bằng hay đồi núi, hoa sứ có thể trồng bằng cành vào mùa xuân (vào tháng 2 đến tháng 3) hoặc đầu mùa mưa. Hoa sứ là loại cây nhỡ cao từ 2m-3 m có khi cao đến 7 m. Lá to, mọc so le, có chóp nhọn; gân hình lông chim. Cụm hoa ngù ở ngọn cành. Hoa màu trắng, tâm vàng, cũng có khi trộn với hồng , mùi thơm. Quả đại dài 10cm -15 cm; hạt có cánh mỏng. Lại có một dạng khác, P. rubra L. f. tricolor (R. et P.) Woods , có hoa trắng, nhưng mép hồng và tâm vàng cũng thường trồng.
Theo nguyên cứu của các giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM tại Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết một số thành phần hóa học có trông cây hoa sứ như: Tinh dầu hoa có hàm lượng 0,04%- 0,07 %; trong tinh dầu có geraniol, farnesol, citronellal, linalol và aldehyd, chất nhựa quercetin, fulvoplumierin, vết kaempferol và cyanidin, diglycosid. Vỏ ngoài chứa fuloplumierin và plumierid, agoniadin, acid plumieri, acid cerotinic, lupeol. Lá chứa 0,83 % plumierid, acid resinic. Nhựa chứa acid plunieric.
Theo Đông y, Cây hoa sứ có vị ngọt, tính bình. Hoa của cây hoa sứ có tác dụng lợi tiểu, thanh nhiệt, hòa vị, nhuận tràng , bổ phổi. Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô mạnh hơn ở hoa tươi. Vỏ cây có vị đắng, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tả hạ, tiêu thũng, sát trùng. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa có tác dụng tiêu viêm và làm mềm những tổ chức rắn như chai chân.
Một số bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây hoa sứ
Hoa sứ với nhiều bài thuốc chữa bệnh vô cùng hữu ích
- Chữa thấp khớp: Ở Ấn Độ, người ta dùng như chất gây sung huyết để trị Thấp khớp và còn dùng xổ.
- Trị táo bón, giúp nhuận tràng: Lấy 4g -5 g vỏ thái mỏng, sao thơm, sắc với 200ml nước, ngày chia làm 3 lần uống. Hoặc: Vỏ đại 50 g, cám gạo 50g, sao vàng, tán nhuyễn thành bột, trộn với hồ làm viên 0,5 g. Người lớn dùng 15 viên mỗi ngày, trẻ em 5-9 tuổi uống 5 viên, 10-15 tuổi uống 10 viên. Chia thuốc uống làm 2 lần với nước đun sôi để nguội (không dùng nước chè).
- Giúp an thần, giảm huyết áp: Hoa đại khô thái nhỏ 100g, hoa cúc vàng khô thái nhỏ 50 g, hoa hòe (sao vàng) 50 g, hạt quyết minh (sao đen) 50 g. Tất cả tán nhuyễn thành bột, chia thành gói 10g. Mỗi ngày dùng 1-2 gói, hãm uống thay nước chè trong ngày. Thuốc có tác dụng bảo vệ mao mạch, làm giảm nhẹ huyết áp, an thần, gây ngủ nhẹ.
- Chữa bệnh lậu và loét đường sinh dục. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng vỏ trị ỉa chảy và dùng vỏ rễ để trị bệnh lậu và loét đường sinh dục.
- Trị chai chân, sưng tấy, mụn nhọt: Nhựa cũng dùng như vỏ, còn dùng chữa chai chân, sưng tấy, mụn nhọt dưới dạng nhũ dịch, thường dùng bôi.
- Trị chân răng sưng đau: Lấy 12-20 g vỏ rễ ngâm trong 200 ml rượu 25-35 độ trong khoảng 30 phút. Mỗi ngày ngậm 2 lần, không được nuốt. Chú ý không được dùng quá liều.
- Chữa bệnh ưa chảy máu Người ta lại còn dùng Hoa sứ làm thuốc chữa bệnh ưa chảy máu có kết quả tốt. Ngày dùng 10g -15 g dạng thuốc sắc. Không dùng cho người suy nhược toàn thân; ỉa chảy và phụ nữ có thai. Vỏ dùng chữa thủy thũng, tiểu tiện ít hoặc táo bón lâu ngày, viêm chân răng. Ngày dùng 4g-8 g để nhuận tràng, 8g-20 g để tẩy, 12g -20 g ngâm rượu ngậm chữa viêm chân răng.
Các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM khuyến cáo người ỉa chảy, gầy yếu, cơ thể suy nhược và phụ nữ đang mang thai không nên dùng hoa sứ để chữa bệnh.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn