Củ riềng là một loại gia vị khá quen thuộc và không thể thiếu với các món ăn chế biến cùng thịt chó, nhưng ít ai biết dược loại thực phẩm này có những công dụng đặc biệt tốt cho sức khỏe con người và cả làm thuốc chữa bệnh.
- Thuốc Azithromycin có tác dụng như thế nào?
- Chia sẻ những điều cần tránh để bảo vệ răng của trẻ
- Thuốc bổ gan tốt nhất hiện nay
Những công dụng chữa bệnh đặc biệt từ củ riềng
Tìm hiểu những công dụng của củ riềng
Riềng là cây loại cây thảo sống nhiều năm, cao khoảng 50-120cm, thân rễ hình trụ mọc bò ngang, thân mọc thẳng, màu hồng nâu hoặc tím hồng, có đốt, trên đốt mọc rễ và có vảy. Lá mọc 2 hàng không cuống, bẹ hình mác, phiến lá dài 15-30cm, đầu nhọn gốc hẹp , mép nguyên, bẹ lá to ôm lấy thân. Hoa màu trắng mọc thành chùm thưa ở ngọn cây dài 5-15cm, mọc dày đặc, lá bắc tồn tại màu nâu, hoa lưỡng tính, đài hình ống dài 7-11mm, màu vàng nâu, có lông, tràng hoa hình phễu dài 1cm, xẻ 3 thùy, cánh môi to, có vân đỏ, 1 nhị đực, chỉ nhị to ngắn, bầu hạ 3 ô, vòi nhị dài. Quả hình cầu đường kính 1,2cm, có lông, khi chín có màu hồng, hạt màu nâu, có áo hạt. Riềng ra hoa quả vào tháng 5 đến tháng 12. Theo tìm hiểu của các lương y tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Riềng có vị cay, tính ấm, vào kinh tỳ , vị, thận. Có tác dụng ấm tỳ vị, tán hàn trừ phong, giúp tiêu hóa , hành khí tiêu hàn đàm, giảm đau. Trị nôn mửa, tiêu chảy do lạnh, tỳ vị hư lạnh, đau bụng do cảm hàn tà, sốt rét… Liều dùng 2 – 6g dưới dạng thuốc bột, thuốc viên, thuốc sắc. Lưu ý cấm dùng cho người khí hư.
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thắm giảng viên Cao đẳng Dược tại trường Cao đẳng Y dược TPHCM, Riềng có tên khoa học: Alpinia officinarum Hance, họ Gừng Zingiberaceae. Trong Đông y, riềng còn có tên là Cao lương khương (do người Trung quốc phát hiện cây Riềng mọc ở nhiều vùng Cao lương nên có tên gọi là Cao lương khương). Riềng không chỉ là một loại gia vị chế biến thức ăn hấp dẫn mà còn là vị thuốc chữa nhiều bệnh thần kỳ.
Nghiên cứu các Trình dược viên cho thấy dung dịch nước sắc Riềng 100% tác dụng ức chế trực khuẩn thán thư (Baccilus Anthracis, gây bệnh Than – Anthrax), liên cầu khuẩn tan máu α, β; trực khuẩn bạch hầu, cầu khuẩn viêm phổi, tụ cầu trắng, vàng,… Thí nghiệm trên người tác dụng ức chế trực khuẩn lao mức độ nhẹ.
Một số đơn thuốc chữa bệnh thần kỳ từ củ riềng
Những tác dụng thần kỳ từ củ Riềng
- Trị đau dạ dày do lạnh, đau vùng thượng vị: Hương phụ, dùng Riềng tán nhuyễn thành bột hay làm viên mỗi lần uống 2-6g ngày dùng 3 lần.
- Trị nôn mửa do lạnh và thấp thịnh: Riềng 10g, Gừng tươi 10g sắc uống, Bán hạ 6g, nếu nôn mửa kèm đau bụng dùng Riềng 10g, Táo 1 quả sắc lấy nước uống.
- Trị lang ben: Riềng giã nhỏ ngâm rượu bôi lên vùng bị lang ben hàng ngày.
- Trị thổ tả thuộc hàn chứng: Riềng sao cháy mỗi lần dùng 10-20g dùng rượu sắc lấy thuốc uống.
- Trị Băng hồ thang: Riềng (dùng sống tán dập) mỗi lần dùng 8-12g, Đại táo 1quả, sắc lấy nước uống, trị thổ tả nôn mửa không cầm thuộc hàn chứng.
- Chữa sốt rét hàn chứng: Riềng và Gừng khô lấy một lượng bằng nhau sao cháy tồn tính tán bột, hòa mật heo làm hoàn bằng hạt ngô , mỗi lần uống khoảng 8-12g (15-20 viên).
- Lương phụ hoàn: Cao lương khương (Riềng) 40g (tẩm rượu sao 7 lần tán bột), Hương phụ (Củ cỏ cú) 40g (tẩm giấm sao 7 lần), hai vị tán bột để riêng, cho vào lọ đậy kín. Bệnh do lạnh dùng Riềng 8g, Hương phụ 4g, bệnh do giận dữ đau nhức dùng Riềng 4g, Hương phụ 8g, nếu do lạnh kiêm giận dữ đầy tức đau nhức dùng Riềng 6g, Hương phụ 6g đều uống với nước cơm sôi và nước gừng, muối hoặc làm viên uống với nước gừng, muối. Trị đau một điểm ở vùng tim, dạ dày lạnh đau đầy trướng do cảm khí lạnh, giận dữ đau nhức thân thể.
- Cao lương khương thang: Cao lương khương (Riềng khô) 200g, Đương quy 120g, Hậu phác 80g , Quế tâm 120g, các vị cắt lát hoặc tán dập mỗi lần dùng 20-40g sắc lấy nước uống trị đột nhiên ngực thắt ngực, sườn đầy tức , cảm giác khó chịu.
- Nhị khương hoàn: Cao lương khương (Riềng khô), Can khương (Gừng khô) tán nhuyễn thành bột hoặc làm viên uống mỗi lần 2-6g sau mỗi bữa ăn, uống với nước sắc Trần bì (Vỏ quýt), ngày 2-3 lần, trị đau dạ dày, bụng lạnh đau, tiêu hàn đàm, có thai cấm dùng.
- Chữa đau dạ dày ngực do lạnh: Riềng, Hạt cau già liều lượng bằng nhau tán bột uống mỗi lần 2-4g với nước cơm, ngày dùng 2-3 lần.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn