Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Tổng hợp những loại thuốc cầm máu thông dụng nhất hiện nay

Tổng hợp những loại thuốc cầm máu thông dụng nhất hiện nay

Thuốc cầm máu được biết đến là loại thuốc khá thông dụng với tác dụng theo đúng tên gọi. Vậy hiện nay có những loại thuốc cầm máu nào?

Tổng hợp những loại thuốc cầm máu thông dụng nhất hiện nay

Tổng hợp những loại thuốc cầm máu thông dụng nhất hiện nay

Theo các Dược sĩ nhà thuốc cho biết, có hai nhóm thuốc cầm máu là: thuốc cầm máu tại chỗ (hay được dùng ở tuyến y tế cơ sở) và nhóm thuốc cầm máu toàn thân (dùng ở tuyến y tế cao hơn). Mọi người có thể tham khảo một số loại thuốc cầm máu thông dụng nhất hiện nay như sau:

Thuốc cầm máu Calci clorid

Calci có tác dụng giúp hình thành và làm bền vững cục máu đông, giảm quá trình thẩm thấu thành mạch nên có tác dụng cầm máu dưới da. Ngoài ra thuốc Calci clorid còn có tác dụng chống dị ứng, điều chỉnh các chứng giảm calci máu.

Thuốc cầm máu Calci clorid được chỉ định dùng trong các trường hợp như:

  • Dự phòng xuất huyết trong các trường hợp chảy máu cam, ho ra máu, xuất huyết dạ dày, xuất huyết dưới da.
  • Co giật do hạ calci máu, co thắt thanh quản do hạ calci máu, cơn tetani.
  • Quá liều thuốc chẹn calci, ngộ độc ethylen glycol, tăng Mg2+, K+.
  • Trẻ em chậm mọc răng, chậm lớn, co giật do hạ Calci máu.

Đặc biệt, không dùng trong tăng calci máu, tăng calci niệu, sỏi thận, đang dùng Digitalis. Tránh dùng liều cao ở người suy thận, thường xuyên kiểm tra calci máu, calci niệu.

Thuốc cầm máu Carbazochrom

Các biệt dược: Adrenoxyl, Adona …

Carbazochrom được chỉ định trong chảy máu sau phẫu thuật tạo hình, phẫu thuật tai mũi họng, độ bền thành mạch kém.

Thuốc cầm máu Acid tranexamic

Các biệt dược: Transamin, Hexamic …

Thuốc cầm máu Acid tranexamic được chỉ định: phòng và điều trị chảy máu do liệu pháp tiêu huyết khối, mất máu do sang thương, chảy máu cam, rong kinh, cầm máu tại chỗ trong và sau phẫu thuật, nhổ răng. Bên cạnh đó, khi sử dụng Acid tranexamic, mọi người nên tuân thủ hướng dẫn về cách sử dụng thuốc mà các dược sĩ, bác sĩ chỉ định để tránh những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Không dùng thuốc cầm máu Acid tranexamic khi có thai, xuất huyết não, phẫu thuật thần kinh, tiền sử thuyên tắc mạch… Thận trọng khi dùng chung với thuốc ngừa thai có estrogen. 

Vitamin K1 thuộc nhóm thuốc cầm máu

Vitamin K1 thuộc nhóm thuốc cầm máu

Vitamin K1

Vitamin K1 còn có tên khác là Phytomenadiol, -phyloquinon.

Thuốc được chỉ định cho trường hợp thiếu vitamin K, chuẩn bị phẫu thuật gan mật, giải độc khi quá liều thuốc chống đông. Các thuốc tương tự có tác dụng cầm máu: vitamin K2 (Menaquinon), vitamin K3 (Menadion, Vikasol …).

Thuốc cẩm máu Oxytocin

Các biệt dược: Pitocin, Syntocinon …

Oxytocin được dùng để gây chuyển dạ trong trường hợp thai chết lưu, vỡ ối sớm, phá thai. Thuốc còn được dùng để hỗ trợ chuyển dạ khi cơn co yếu và thưa và trường hợp băng huyết sau sanh do đờ tử cung.

Thuốc cẩm máu Oxytocin được các bác sĩ khuyến cáo không được sử dụng trong các trường hợp dưới đây mà ảnh hưởng tới sức khỏe đời sống.

  • Trường hợp dọa vỡ tử cung, bất xứng đầu chậu.
  • Thận trọng ở người tăng huyết áp, sinh nhiều lần, có vết mổ cũ, ngôi thế bất thường hay sinh đôi, sinh ba.
  • Dùng quá liều có nguy cơ gây vỡ tử cung, thiếu oxy gây ngạt thai, ngộ độc thuốc.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Lưu ý khi dùng thuốc Acetylcysteine 200mg Stada

Acetylcystein Stada 200mg được dùng chỉ định điều trị các rối loạn về tiết dịch ...