Bắt đầu từ năm 2020, tất cả các nhà thuốc không được tự ý hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh mà không có đơn thuốc kháng sinh của bác sĩ
- Chuỗi Nhà thuốc GPP là gì và phạm vi hoạt động như thế nào?
- Quy định về bán thuốc theo đơn tại Nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Thuốc kháng sinh chỉ được bán theo đơn
Tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh đang gia tăng
Theo giảng viên Cao đẳng Dược thì việc tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, bán thuốc kháng sinh không có đơn thuốc đã gây ra tình trạng nguy hại đến xã hội khi các vi khuẩn kháng kháng sinh mới xuất hiện nhiều hơn. Theo thống kê có 93% vi khuẩn viêm phổi kháng thuốc , nhiều trường hợp nguy kịch vì vi khuẩn đa kháng.
Hiện nay không chỉ ở nước ta đang trong tình trạng báo động về vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh mà hiện đang ở mức độ toàn cầu.
Việc này sẽ khiến người bệnh nằm viện lâu hơn, chi phí cao hơn, tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn tăng ở hầu hết các nhóm tuổi.
Theo kết quả thống kê của Bộ Y tế, có tới 88% thuốc kháng sinh ở thành thị bán không cần đơn, con số này ở nông thôn lên tới 91%. Đăng nói hơn nữa là tỉ lệ sử dụng thuốc kháng sinh khá cao ở các bệnh viện tuyến dưới.
Theo Cục Thú y thì trong nông nghiệp hàng năm phát hiện hàng chục mẫu thủy sản nuôi, thịt gà, thịt lợn chứa dư lượng chất cấm, thuốc kháng sinh vượt ngưỡng cho phép.
Điều đó có thể khẳng định việc mua bán, sử dụng kháng sinh thiếu kiểm soát trong y tế, nông nghiệp đã dẫn đến việc gia tăng tình trạng kháng kháng sinh của vi khuẩn.
Dược sĩ không được tư vấn dùng kháng sinh
Theo sát tình trạng bán thuốc không kê đơn
Hiện Bộ Y tế đã xây dựng đề án Tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn giai đoạn 2017-2020 để kiểm soát các loại thuốc bán không kê đơn.
Từ năm 2020, Việc sử dụng kháng sinh trong các bệnh lý nhiễm trùng đạt 90% đối với cơ sở khám, chữa bệnh công lập, bệnh viện tư nhân và các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân khác là 70%. 100% thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc.
Trước tình trạng mua bán thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc giả, thuốc kém chất lượng trên thị trường vẫn liên tục xuất hiện. Hiện Bộ Y tế đã thực hiện triển khai ứng dụng kết nối phần mềm quản lý nhà thuốc với danh mục gồm hàng chục nghìn loại thuốc. Và năm 2020, tất các nhà thuốc phải hoàn thành kết nối mạng. Đến đầu năm 2021 tất cả các quầy thuốc phải nối mạng, và cuối cùng là các tủ thuốc tại trạm y tế xã. Việc nối mạng sẽ giúp các cơ quan chức năng kiểm soát tất cả các đơn thuốc bán ra.
Việc kết nối mạng bảo đảm kiểm soát đầy đủ thông tin về sản phẩm như số đăng ký, nhà sản xuất, quy cách đóng gói, công dụng, liều dùng, hướng dẫn dùng thuốc, giá thuốc…