Thuốc Concor® được nhiều người sử dụng trong điều trị bệnh tăng huyết áp, đau thắt ngực,…. Vậy cách sử dụng thuốc Concor® như thế nào để đạt hiệu quả?
- Hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản thuốc Coramine Glucose
- Hướng dẫn sử dụng thuốc Motilium®
- Cần lưu ý điều gì khi sử dụng thuốc Lorastad 10mg?
Hướng dẫn sử dụng thuốc Concor® đúng cách
Tác dụng của thuốc Concor® là gì?
Thuốc Concor® tác dụng điều trị bệnh tăng huyết áp, bệnh mạch vành, suy tim mạn tính ổn định kèm suy giảm chức năng tâm thu thất trái kết hợp thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu và glycoside tim.
Liều dùng thuốc Concor®
Sau đây là hướng dẫn sử dụng thuốc Concor® đối với người lớn và trẻ em theo đúng liều lượng của từng bệnh:
Liều dùng thuốc Concor® cho người lớn như thế nào?
Bạn uống thuốc 1 lần/ ngày
Liều thông thường dành cho người bị tăng huyết áp:
- Bạn dùng 5mg, có thể tăng lên 10mg nhưng không được quá 20mg. Đối với bệnh nhân suy gan hay thận mức độ nhẹ – trung bình: bạn không cần chỉnh liều.
Liều thông thường dành cho người bị suy tim mạn tính ổn định:
- Liều khởi đầu là 1,25mg, sau đó tăng liều dần, mỗi lần tăng 1,25mg cách tuần nếu bạn dung nạp tốt. Liều tối đa là 10mg để duy trì.
- Đối với bệnh nhân bị suy thận nặng ClCr<20ml/phút và suy gan nặng: bạn dùng tối đa 10mg/ngày.
- Đối với suy gan hay suy thận: bạn cần thận trọng khi sử dụng.
Liều dùng thuốc Concor® cho trẻ em như thế nào?
Liều dùng thuốc Concor® với trẻ em chưa được nghiên cứu và xác định cụ thể. Vì thế trước khi quyết định dùng thuốc cho trẻ hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ.
Cách dùng thuốc Concor® như thế nào?
Theo chương trình hỏi đáp y dược, bạn nên dùng thuốc Concor® vào buổi sáng, kèm hoặc không kèm thức ăn theo chỉ định của Bác sĩ. Cần nuốt nguyên viên thuốc với nước và không được nhai.
Trong quá trình sử dụng thuốc Concor® có bất kỳ thắc mắc gì hãy hỏi ý kiến của Bác sĩ/ Dược sĩ.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Concor®
Khi sử dụng thuốc Concor® có thể gây ra các tác dụng phụ như: chậm nhịp tim (bệnh nhân suy tim mãn). Các tác dụng thường gặp khác gồm: tăng suy tim, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, cảm thấy lạnh/tê cóng tay chân, hạ huyết áp, hen suyễn, mệt mỏi.
Các tác dụng phụ ít gặp: rối loạn dẫn truyền nhĩ thất, chậm nhịp tim hay tăng suy tim (bệnh nhân tăng huyết áp hay đau thắt ngực), co thắt phế quản (bệnh nhân hen phế quản hay có tiền sử tắc nghẽn khí quản), yếu cơ, vọp bẻ, trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.
Các tác dụng phụ hiếm gặp hơn như: tăng triglycerides, tăng men gan, viêm gan, ngất, giảm nước mắt, rối loạn thính giác, viêm mũi dị ứng, phản ứng mẫn cảm (ngứa, đỏ da, phát ban), rối loạn cương dương, ác mộng, ảo giác.
Các tác dụng phụ rất hiếm: viêm kết mạc, rụng tóc, có thể gây ra hay làm nặng thêm bệnh vảy nến.
Tác dụng phụ khi dùng thuốc Concor®
Tương tác thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc Concor® cùng với một số loại thuốc khác có thể gây ra tác dụng phụ hoặc làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất bạn hãy viết một danh sách những thuốc đang dùng gồm thuốc kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng cho Bác sĩ điều trị.
Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc cũng như phát huy tác dụng của thuốc Concor®, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Những thuốc có thể tương tác với Concor® gồm:
- Rifampicin, dẫn chất ergotamin, quinidine, disopyramide, lidocaine, phenytoin, flecainide, propafenone.
- Verapamil, diltiazem, nifedipine.
- Clonidine, methyldopa, moxonodine, rilmenidine.
- Thuốc chẹn β tại chỗ.
- Thuốc cường phó giao cảm.
- Insulin, thuốc uống trị tiểu đường.
- Thuốc gây mê. Glycoside tim.
- Isoprenaline, dobutamine, noradrenaline, adrenaline.
- Thuốc làm hạ huyết áp.
- IMAO (trừ IMAO-B).
Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thể thay thế cho lời khuyên của Bác sĩ/ Dược sĩ.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn