Hiện nay trên thị trường có nhiều loại thuốc bổ sung canxi có bán tại các Nhà thuốc GPP, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra nhiều bệnh nguy hiểm.
- Hướng dẫn dùng thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu đúng cách
- Dược sĩ Nhà thuốc tư vấn các loại thuốc chống axit trong điều trị dạ dày
- Đọc tờ hướng dẫn sử dụng thuốc, cần hay không ?
Dược sĩ Nhà thuốc hướng dẫn sử dụng thuốc bổ sung canxi đúng cách
Có nhiều loại thuốc bổ sung canxi được dùng để chữa các bệnh như còi xương, Bệnh loãng xương, bổ sung canxi cho bà bầu, cho con bú, trẻ em đang tăng trưởng… Tuy nhiên theo bác sĩ Chu Hòa Sơn, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur khuyến cáo, người dân không nên lạm dụng, dùng quá liệu hoặc dùng thời gian dài mà không có chỉ định của thầy thuốc, nếu không sẽ lợi bất cập hại.
Hướng dẫn dùng thuốc bổ sung canxi đúng cách.
Theo các Trình Dược viên, các loại biệt dược của thuốc canxi hiện có trên thị trường tồn tại dưới dạng: canxi gluconat, canxi carbonat, canxi photphat… Trong đó, canxi gluconat được hấp thu tốt hơn. Một số loại biệt dược chỉ có canxi mà không có vitamin D như: Calcium corbier dưới dạng ống thủy tinh 5 ml và 10 ml. Ống 5 ml chứa 550 mg canxi gluconat, thường dùng cho trẻ em trên 5 tuổi và người lớn. Một loại biệt dược nữa cũng chỉ có canxi là Ostram 0,6 mg và 1,2 g canxi phosphane. Khi dùng các loại này, phải dùng kèm vitamin D.
Phần lớn các loại biệt dược khác ngoài canxi còn có vitamin D3 và một số các vitamin khác như calcinol, torecals, shelcal, caloshel, calcinplus, bone-care, a calcium, dongkoocalcium… Khi dùng các biệt dược này không cần dùng kèm vitamin D.
Dược sĩ Trương Hiền Lương, giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, tất cả các loại canxi trên được chỉ định điều trị các tình trạng thiếu canxi và vitamin D như còi xương ở trẻ em, loãng xương ở người lớn, các trường hợp nhu cầu canxi gia tăng như phụ nữ có thai và cho con bú, giai đoạn tăng trưởng mạnh (trẻ đẻ thiếu cân, tuổi dậy thì, trẻ em đang tăng trưởng, có biểu hiện thiếu canxi…), người bị gãy xương…
Tùy theo hàm lượng canxi chứa trong một vỉ hoặc ống, túi (5 ml) mà có liều dùng khác nhau. Thông thường trẻ dưới 1 tuổi nên dùng 300-400 mg canxi/ngày. Trẻ 1-5 tuổi: 450-500 mg canxi/ngày. Trẻ lớn hơn 5 tuổi: 600 mg canxi/ngày. Phụ nữ có thai và cho con bú, người già loãng xương: 800-1.000 mg canxi/ngày.
Hướng dẫn bổ sung canxi đúng cách
Những lưu ý khi dùng thuốc bổ sung canxi
Khi dùng thuốc bổ sung canxi, cần tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng thuốc của bác sĩ và dược sĩ, tránh dùng canxi cho những người tăng canxi máu, tăng canxi niệu, sỏi thận, vôi hóa mô, suy thận mạn tính… Một số người bị loãng xương, hoặc còi xương, hay có thai đã tự ý dùng thuốc bổ sung canxi gây quá liều. Những biểu hiện của quá liều canxi gồm khát nước, tiểu nhiều, buồn nôn, nôn mửa, mất nước, tăng huyết áp, rối loạn tim mạch… Khi có các biểu hiện trên, phải ngừng tất cả các nguồn cung cấp canxi và vitamin D, đến gặp bác sĩ ngay để được bù nước. Tùy theo mức độ nặng nhẹ của việc ngộ độc, các bác sĩ có thể dùng thêm thuốc lợi tiểu, corticoid, thẩm thấu màng bụng…
Thừa canxi gây sỏi thận mạn tính, khớp vai, canxi hóa động mạch… Khi uống quá liều, lượng canxi thừa ít được hấp thu, nếu được hấp thu sẽ bị thải ra ngoài cùng nước tiểu gây sỏi thận. Lượng canxi trong máu được điều hòa một cách nghiêm ngặt, ít khi có biến đổi dù là thừa hay thiếu. Bác sĩ Minh Huệ (giảng viên Cao đẳng Dược chính quy Hà Nội – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur) khuyến cáo, muốn biết có bị thừa canxi hay không, nên định lượng canxi niệu 24 giờ. Nếu lượng canxi niệu trên 300 mg/24 giờ (7,5mmol/24 giờ) thì phải ngừng điều trị. Khi sử dụng canxi, nên uống vào buổi sáng hoặc trưa (tốt nhất là vào buổi sáng) sau ăn một giờ vì dùng vào buổi tối dễ gây sỏi thận và kích thích mất ngủ. Trong các trường hợp phải điều trị lâu dài nên kiểm tra canxi niệu thường xuyên.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.