Smecta là một loại thuốc dưới dạng bột với công dụng đặc trị tiêu chảy khá hiệu quả. Bài viết này các Dược sĩ Trường Cao đẳng Y dược Pasteur xin chia sẻ sơ lược về công dụng và cách dùng của thuốc Smecta.
- Thuốc Medrol có gây ra tác dụng phụ hay không?
- Một số hướng dẫn dùng thuốc khi cho con bú
- Cùng Dược sĩ tìm hiểu những tác hại của thuốc kích thích trẻ ăn ngon
Công dụng và cách dùng của thuốc Smecta
Thuốc Smecta
Smecta là loại thuốc có thành phần là diosmectite có tác dụng điều trị tiêu chảy và triệu chứng đau liên quan đến bệnh đường ruột và dạ dày-thực quản. Thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị tiêu chảy, thuốc Smecta được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống và hàm lượng 3g, mỗi hộp gồm 30 gói.
Công dụng chính của Smecta
Thuốc Smecta có tác dụng điều trị tiêu chảy cấp tính và mạn tính. Theo các Dược sĩ tư vấn thuốc còn được dùng để điều trị hội chứng kích thích ruột ở người lớn và trào ngược dạ dày thực quản ở trẻ sơ sinh do tác dụng bảo vệ màng nhầy.
Cách sử dụng thuốc Smecta đúng cách
Khi dùng thuốc Smecta, bạn nên pha thuốc trong gói thành hỗn dịch, các giảng viên chuyên khoa Cao đẳng Dược TPHCM tại Trường Cao đẳng Y dược Pasteur khuyến khích nên dùng thuốc Smecta sau bữa ăn nếu bạn mắc bệnh thực quản. Còn với các bệnh khác, bạn nên dùng thuốc trong bữa ăn. Đặc biệt, bạn không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hoặc kéo dài hơn so với thời gian được chỉ định.
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Nếu dùng quá liều, tuyệt đối không nên uống gấp đôi liều để bù vào.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, nên hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.
Liều dùng
Trẻ em dưới 1 tuổi: bạn cho trẻ dùng 1 gói thuốc mỗi ngày.
Trẻ em từ 1 đến 2 tuổi: bạn cho trẻ dùng 1-2 gói thuốc mỗi ngày.
Trẻ em trên 2 tuổi: bạn cho trẻ dùng 2-3 gói thuốc mỗi ngày.
Người lớn: Nên dùng 3 gói thuốc chia thành 2-3 liều mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng, bạn pha thuốc với 1/2 ly nước. Khi bị tiêu chảy cấp tính, bạn có thể dùng liều gấp đôi hàng ngày ở thời điểm bắt đầu điều trị.
Bạn có thể pha thuốc với khoảng 50ml nước cho trẻ dùng hoặc trộn thuốc với những thức ăn dạng lỏng như nước luộc thịt, trái cây mềm, các loại rau nghiền, thức ăn dành cho trẻ em.
Smecta là một loại thuốc dạng bột
Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Smecta có thể gây một số tác dụng phụ không mong muốn như:
- Nôn mửa.
- Đắng miệng, đầy hơi, khó tiêu;
- Táo bón. Táo bón do dùng thuốc Smecta thường được giải quyết bằng cách giảm liều, nhưng trong 1 số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn ngừng dùng thuốc.
Trong một số trường hợp rất hiếm gặp, thuốc có thể gây ra phản ứng dị ứng bao gồm chứng mày đay, chứng phát ban, ngứa, phù mạch. Bên cạnh đó, thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khác. Khi có những tác dụng phụ trên nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ.
Một số điều cần thận trọng khi sử dụng thuốc Smecta
Nếu triệu chứng không hết sau 7 ngày dùng thuốc, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu bạn hoặc trẻ có đau đi kèm với sốt hoặc nôn mửa, đau bụng nhiều, bạn cần thông báo với bác sĩ ngay lập tức. Thuốc Smecta phải được sử dụng cẩn trọng ở bệnh nhân có tiền sử táo bón nặng.
Khi dùng thuốc Smecta ở trẻ em trong điều trị tiêu chảy cấp , bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp sử dụng sớm dung dịch bù nước điện giải đường uống (ORS) nhằm tránh mất nước và các chất điện giải ở trẻ.
Bạn nên báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn hoặc trẻ dị ứng với diosmectite hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc hoặc không dung nạp được fructose (bệnh di truyền hiếm gặp) do thuốc có thành phần glucose và saccharose. Trong những trường hợp này, bạn không dùng thuốc Smecta. Ngoài ra, nếu bạn đang dùng bất kỳ thuốc hay thảo dược nào khác, bạn nên cho bác sĩ biết.
Trong thời gian mang thai hay cho con bú, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hay dược sĩ trước khi sử dụng thuốc Smecta hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn