Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Cách nhận biết và phòng ngừa một số bệnh trẻ sơ sinh thường gặp

Cách nhận biết và phòng ngừa một số bệnh trẻ sơ sinh thường gặp

Trẻ sơ sinh thường mắc phải những bệnh gì? cách phòng ngừa và điều trị như thế nào? là mối quan tâm của rất nhiều bậc phụ huynh đang và chuẩn bị có con nhỏ.

Bệnh trẻ sơ sinh thường gặp phải

Bệnh trẻ sơ sinh thường gặp phải

Trẻ sơ sinh có sức đề kháng chưa hoàn thiện, vì vậy rất dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Để tìm hiểu thông tin về những căn bệnh trẻ thường gặp và cách phòng ngừa hiệu quả thì xin mời các bậc phụ huynh cùng chuyên mục Sức khỏe đời sống theo dõi bài viết dưới đây!

Bệnh tựa lưỡi

Tựa lưỡi là căn bệnh rất hay gặp đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh do vi khuẩn E coly hay nấm candida gây ra, làm cản trở quá trình bú mẹ của trẻ. Khi trẻ bị tựa lưỡi sẽ xuất hiện những mảng trắng có thể kèm theo những vết loét nhỏ bám vào bề mặt lưỡi bé. Các vết loét này có thể lan rộng sang vùng lợi, niêm mạc miệng của bé.

Theo tin tức Y Dược cho biết, để phòng ngừa và điều trị tựa lưỡi ở trẻ thì mẹ cần phải vệ sinh sạch núm vú trước khi cho con bú, hạn chế nuôi con bằng sữa mẹ. Nếu con bị tựa lưỡi mẹ có thể dùng gạc đánh tưa và nước muối sinh lý để vệ sinh cho bé ngày 2 lần nhẹ nhàng chứ không nên chà xát mạnh dễ gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé, tuyệt đối không dùng mật ong và chanh để đánh tưa lưỡi, không nên cố cạo sạch những đốm trắng ở lưỡi bé khiến bé dễ bị chảy máu lưỡi, trường hợp nặng thì nên đưa trẻ thăm hỏi ý kiến của bác sỹ.

Hăm ở trẻ

Hăm thường xuất hiện ở vùng mông, bụng dưới, đùi trên, bẹn hay bộ phận sinh dục của trẻ, có màu đỏ tươi, bóng, tiết dịch gây đau và có thể bong vảy. Nguyên nhân chủ yếu là do da trẻ bị ẩm ướt, thiếu sự lưu thông của không khí, mẹ mặc bỉm cho trẻ lâu mà không thay cho trẻ.

Cách phòng ngừa và điều trị hăm cho trẻ hiệu quả trước hết mẹ nên chọn những loại bỉm mềm thấm hút tốt, thường xuyên thay tã cho trẻ, vệ sinh sạch sẽ và lau khô trước khi đóng tã mới, sử dụng kem chống hăm để bôi cho bé sau khi tắm.

Trên trang giáo dục trẻ thơ cho hay, nếu trẻ bị hăm thì cần phải luôn giữ vùng da bị hăm khô thoáng, sạch sẽ, có thể làm sạch bằng nước ấm. Không dùng phấn rôm thoa lên vùng hăm của trẻ vì sẽ làm lỗ chân lông bị bít lại, gây kích ứng nặng hơn. Cho trẻ mặc loại quần rộng, chất liệu mỏng, dể thấm nước.

Nôn trớ rất thường xảy ra với trẻ sơ sinh

Nôn trớ rất thường xảy ra với trẻ sơ sinh

Nôn trớ

Trẻ nhỏ rất thường bị nôn trớ do hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh, dạ dày trẻ chưa có độ cong nhất định như với người lớn. Để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ bị nôn trớ thì mẹ không nên cho trẻ ăn no quá, sau khi ăn không được cho trẻ đùa nghịch mà nên cho trẻ nằm nghiêng và bế trẻ đầu cúi thấp và để hông cao, luôn vệ sinh mũi miệng cho trẻ sạch sẽ. Nếu trẻ bị nôn trớ mà không kèm theo ho, sốt, co giật, tiêu chảy… thì mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn cho bé trong ngày, ăn ít một và ăn nhiều bữa. Trong trường hợp trẻ kèm theo các dấu hiệu sốt, ho, tiêu chảy… thì các bà mẹ phải nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ để hạn chế những nguy hại có thể xảy ra đối với trẻ.

Táo bón

Táo bón khiến cho trẻ rất khó chịu và đau đớn mỗi khi đi đại tiện, nguyên nhân thường là do chế độ dinh dưỡng của mẹ thiếu chất xơ, ăn uống nhiều đồ chiên rán, đồ ăn cay nóng. Do đó, để hạn chế nguy cơ trẻ bị táo bón trước hết mẹ cần phải thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung nhiều hoa quả, giàu chất xơ và uống nhiều nước. Xoa bụng cho trẻ theo khung đại tràng, theo chiều khung đại tràng 3-4 lần trên ngày. Pha nước ấm tỷ lệ 1 mật ong 3 nước và bôi vào lỗ hậu môn để tạo phản xạ ị cho trẻ.

Sốt

Trẻ nhỏ từ 1 đến 3 tuổi rất thường bị sốt do virut, vi khuẩn gây bệnh tấn công hay những phản ứng thông thường với các tác nhân bên ngoài. Sẽ không đáng lo ngại nếu như trẻ sốt nhẹ, mẹ có thể dùng một số biện pháp hạ sốt đơn giản cho con tại nhà như bỏ bớt quần áo cho trẻ, cho trẻ bú nhiều hơn, sử dụng nước ấm để lau trán, nách và tay chân cho bé. Tuy nhiên trong trường hợp trẻ sốt cao, kèm theo co giật, bị tím môi, tím cả lưỡi và móng tay, thóp mụ của trẻ phồng lên, bé không chịu bú thì cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được cấp cứu kịp thời, tránh trường hợp xấu nhất có thể xảy ra với trẻ.

Viêm phổi căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ

Viêm phổi căn bệnh gây tử vong hàng đầu ở trẻ nhỏ

Viêm phổi

Bệnh viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng bên trong phổi, xuất hiện khi vi khuẩn hay virus kẹt trong phổi, chúng sinh sôi nảy nở và tạo nên những ổ nhiễm trùng, đây là căn bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, có tỷ lệ gây tử vong rất cao. 

Trẻ bị viêm phổi thường ho kéo dài kèm theo sốt, thở nhanh liên tục, trẻ phải dùng sức để thở, đau tức vùng ngực và tím tái quanh môi và ở mặt do thiếu oxy. Nếu không điều trị kịp thời, có thể dẫn tới suy hô hấp, kiệt sức, nhịp thở chậm lại rồi ngưng thở.

Để chăm sóc và điều trị bệnh viêm phổi cho trẻ, thì việc dùng thuốc là điều tất yếu, tuy nhiên tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về cho trẻ dùng mà cần theo chỉ định và dược sĩ hướng dẫn sử dụng thuốc. Phụ huynh nên tích cực chườm ấm cho trẻ, vỗ lưng và giúp trẻ bài tiết đờm hiệu quả, dùng khăn giấy mềm lau sạch nước mũi, nước dãi rồi vứt bỏ khăn ngay sau khi sử dụng và nên đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các vắc-xin như bạch hầu – ho gà – uốn ván, Hemophilus influenzae typ B (Hib), phế cầu, cúm…

Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn

 

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...