Suy nhược cơ thể khiến cho chúng ta luôn có cảm giác mệt mỏi, chán nản trong cuộc sống hàng ngày vậy nguyên nhân và cách khắc phục suy nhược cơ thể là gì?
Bật mí cho bạn nguyên nhân và cách khắc phục suy nhược cơ thể
Lo âu, khó ngủ, mệt mỏi, làm việc năng suất giảm..đó là những biểu hiện tiêu biểu của suy nhược cơ thể với tình trạng bệnh lý kéo dài. Nếu tình trạng này xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn sau đó cơ thể dần ổn định lại thì không có gì nghiêm trọng nhưng nếu bệnh kéo dài nhiều tháng hoặc vài năm thì chắc chắn bạn đã bị bệnh suy nhược cơ thể nặng. Do đó, giảng viên Liên thông Cao đẳng Y Dược đã chia sẻ cho chúng ta một số nguyên nhân và cách khắc phục suy nhược cơ thể như sau:
Nguyên nhân khiến bạn suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể do nhiều nguyên nhân gây ra như thiếu chất, lao động quá sức ở người cao tuổi, ăn uống kiêng khem, thiếu chất dinh dưỡng. Đối với một số bệnh nhân do mắc bệnh lý tâm thần có biểu hiện rối loạn cảm xúc như bực tức, nóng nảy, đôi khi quá nhạy cảm dễ kích động. Người bệnh mất cảm giác thích thú, luôn trong tình trạng thụ động, thiếu sức sống, đối với một số người bệnh là sau khi phẫu thuật, sinh đẻ hoặc mắc một số bệnh lý mạn tính nào đó… khiến suy nhược cơ thể.
Một số nguyên nhân khác khiến cơ thể bị suy nhược như: Thiếu máu thiếu sắt, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, tăng bạch cầu đơn nhân; suy giảm miễn dịch,… Các chuyên gia Y tế cho biết, yếu tố khởi phát của tình trạng này có thể là do những vấn đề gặp phải ở cơ quan, gia đình, xã hội, sự thiếu hụt dưỡng chất trong thời kỳ phát triển của trẻ em, người già yếu, người vận động nhiều, hay phụ nữ thời kỳ có thai và cho con bú. Sự căng thẳng kéo dài này sẽ gây ra cho bạn cảm giác mệt mỏi kéo dài làm cho bạn mắc chứng suy nhược mà bạn không thể dễ dàng bỏ qua.
Suy nhược thể triệu chúng như thế nào?
Theo tin tức ngành Dược, nhiều người cho rằng mình không ngủ được, ngủ chập chờn hay gặp ác mộng đều sử dụng một số loại thuốc ngủ để giúp cho giấc ngủ sâu hơn, nhưng thực tế họ không biết rằng mình đang bị suy nhược cơ thể. Bện cạnh đó, người bệnh có những triệu chứng mỏi cơ như đau nhức cơ, chuột rút, đau lưng, mệt mỏi khi vận động, đôi lúc thường thấy ù tai, hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, sợ ánh sáng. Nhiều người luôn mang cho mình cảm giác bồn chồn lo âu, khó chịu trong cơ thể, lo sợ, bi quan, mệt, uể oải, hay đổ mồ hôi trộm, da xanh xao tái nhợt, đôi khi ngất xỉu, có cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, sụt cân.
Suy nhược cơ thể làm cho bạn chán ăn
Cách khắc phục bệnh suy nhược cơ thể
Có chế độ ăn khoa học: Khắc phục suy nhược cơ thể không khó đối với người bệnh nếu bạn có một chế độ ăn uống điều độ và khoa học cho mình, người bệnh cũng cần phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng vào các bữa ăn hàng ngày. Thực đơn cần phải đảm bảo đủ 4 thành phần chính là chất đạm, chất bột đường, chất béo, vitamin và các chất khoáng khác. Bạn cũng không nên nuông chiều bản thân và chỉ ăn những thứ mình thích, hạn chế ăn những thực phẩm có nhiều chất béo và lượng đường lớn vì chúng rất có hại cho sức khỏe.
Sắp xếp thời gian biểu hợp lý: Có một thời gian biểu riêng đối với sinh viên Cao đẳng Dược là điều vô cùng cần thiết để sắp xếp chế độ học tập và nghỉ ngơi hợp lý, để tránh làm việc quá căng thẳng trong một thời gian dài dễ dẫn đến suy nhược. Bạn nên ngủ đủ 7-8h một ngày, dành cho mình thời gian 30 phút để ngủ trưa để cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi sau một ngày mệt mỏi.
Tập thể dục thể thao thường xuyên: Cách tốt nhất để rèn luyện cơ thể để có một sức khỏe tốt bạn nên tập thể dục thường xuyên, bạn cũng có thể tự lựa chọn cho mình một môn thể thao phù hợp với mình như: đi bộ, bơi lội, yoga, đạp xe đạp,… Bạn nên duy trì hoạt động này thường xuyên và không nên cố tập quá lâu hoặc quá sức để tạo cho sức khỏe tốt không bị suy nhược cơ thể.
Những cách khắc phục trên được rất nhiều giảng viên Văn bằng 2 Cao đẳng Dược khuyên các bạn sinh viên của mình nên làm theo và nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Nếu bệnh nhân mắc suy nhược cơ thể trầm trọng có thể đến các cơ sở Y tế để được gặp bác sĩ chuyên khoa khám và tư vấn điều trị.
Nguồn: nhathuocgpp.edu.vn