Danh mục
Trang chủ >> Sức khỏe đời sống >> Những nguyên nào dẫn tới bệnh viêm phổi bệnh viện?

Những nguyên nào dẫn tới bệnh viêm phổi bệnh viện?

Viêm phổi bệnh viện là bệnh gì? Đâu là những nguyên nhân gây ra bệnh? Những dấu hiệu để chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi bệnh viện như thế nào?

Bệnh viêm phổi bệnh viện là tình trạng nhiễm khuẩn có liên quan đến vấn đề chăm sóc y tế tại bệnh viện. Bệnh được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người bệnh.

Viêm phổi bệnh viện là gì?

Bác sĩ Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cho biết viêm phổi bệnh viện là bệnh gặp ở những người đã nhập viện sau 48 giờ. Đây là loại nhiễm khuẩn liên quan đến chăm sóc y tế tại bệnh viện. Bệnh thường xuất hiện ở những người bệnh điều trị tại viện hoặc nhân viên tại cơ sở y tế.

hiện nay việc chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phổi bệnh viện còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là do triệu chứng thường gặp nhất của viêm phổi bệnh viện là ho gây ra đờm, đau ngực, ớn lạnh, sốt và khó thở cũng rất phổ biến. Đồng thời, các dấu hiệu nhận biết bệnh như thâm nhiễm phổi kèm sốt, bạch cầu tăng, đờm có mủ thường không đặc hiệu.

Ngoài ra, việc cấy khí quản có thể phát triển vi khuẩn thường trú ở phần trên của đường thở dẫn đến sự khó phân biệt giữa vi khuẩn thường trú và tác nhân gây bệnh thật sự. Nhiều vi khuẩn, virus và thậm chí cả nấm có thể gây viêm phổi ở những người phải nhập viện hoặc đã đến các cơ sở y tế.

Nguyên nhân gây bệnh viêm phổi bệnh viện?

Nguyên nhân gây viêm phổi bệnh viện có thể khác nhau giữa các bệnh viện, khu vực mắc bệnh và phương pháp chẩn đoán với các bệnh lý nội khoa khác. Vi khuẩn gram âm hiếu khí là một trong những loại vi khuẩn gây bệnh phổ biến nhất. Những loại vi khuẩn này thường kháng lại với nhiều loại thuốc nên gây khó khăn cho công tác điều trị.

Trên thực tế, vi khuẩn xâm nhập vào phổi dưới nhiều hình thức khác nhau có thể kể đến như từ các chất dịch tiết của hầu họng, dịch dạ dày bị trào ngược, các dụng cụ hỗ trợ hô hấp hoặc bàn tay của nhân viên y tế và người nhà chăm sóc bệnh nhân bị ô nhiễm, đường máu và đường mạch bạch huyết,…

Bác sĩ Cao đẳng Y Dược Sài Gòn cho biết tại các cơ sở điều trị, nguy cơ gây nên viêm phổi bệnh viện thường bao gồm các yếu tố khác nhau như: yếu tố thuộc về người bệnh, yếu tố do can thiệp y tế, yếu tố từ môi trường và dụng cụ. Mỗi yếu tố có những đặc điểm riêng biệt cần phải được quan tâm để có biện pháp xử trí phù hợp nhằm hạn chế sự lây nhiễm.

Yếu tố làm tăng nguy bị viêm phổi bệnh viện?

Trẻ em, người già, người phẫu thuật hoặc người có bệnh lý rối loạn chức năng liên quan đến hô hấp đều làm tăng sự xâm nhập và định cư của vi khuẩn.

Việc đặt nội khí quản hoặc mở khí quản bằng ống thông cũng làm gia tăng vi sinh vật kí sinh gây trào ngược dịch dạ dày, vi khuẩn từ dạ dày theo đường ống đến đường hô hấp trên. Các yếu tố cản trở quá trình khạc đờm: như các phẫu thuật vùng đầu, cổ,ngực, bụng, bất động do chấn thương hoặc bệnh, dùng thuốc an thần hay hôn mê cũng làm gia tăng tỷ lệ viêm phổi viện.

Những người có sử dụng thuốc kháng acid dạ dày để dự phòng xuất huyết tiêu hóa do stress cũng có nguy cơ viêm phổi viện cao hơn người bệnh được dự phòng bằng sucralfate.

Bàn tay của nhân viên y tế bi nhiễm bẩn qua các thao tác như hút đờm, cầm vào dây máy thở, vào ống nội khí quản dẫn đến lây truyền các vi khuẩn gây viêm phổi viện như trực khuẩn Gram âm và tụ cầu. Do đó, nhân viên y tế cần chú ý đến vấn đề rửa tay sạch sẽ và mang găng tay khi chăm sóc sức khỏe người bệnh.

Các dụng cụ không được khử tiệt trùng đúng cách sẽ làm lấy các vi sinh vật gây gây viêm phổi.

Những người phải nhập viện và bị bệnh nặng có hệ miễn dịch yếu, đặc biệt khi bệnh nhân cần sự trợ giúp của máy thở (máy thở cơ khí), có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi bệnh viện cao.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Điều gì xảy ra nếu bạn nhịn ăn hoàn toàn trong 24h?

Cơ thể con người cần nạp năng lượng mỗi ngày để duy trì các hoạt ...