Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Dược sĩ hướng dẫn sử dụng liều dùng của thuốc Acyclovir

Dược sĩ hướng dẫn sử dụng liều dùng của thuốc Acyclovir

Thuốc Acyclovir là một loại thuốc kháng virus, có tác dụng làm chậm sự phát triển và lây lan của virus, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ thể chống lại virus. Thuốc được dùng đường uống, bôi ngoài da và mỡ tra mắt.

Thuốc Aciclovir (acyclovir)

Các đối tượng nên và không nên khi dùng thuốc Acyclovir

Thuốc được dùng trong các trường hợp:

  • Nhiễm virus Herpes simplex (type 1 và 2) da – niêm mạc.
  • Viêm não – màng não do Herpes simplex.
  • Viêm giác mạc do Herpes simplex.
  • Thủy đậu sơ sinh.
  • Thủy đậu nặng ở trẻ dưới 1 tuổi.
  • Thủy đậu có biến chứng.
  • Thủy đậu ở phụ nữ có thai.
  • Zona cấp tính, dự phòng biến chứng mắt.

Dược sĩ – Giảng viên Cao đẳng Y Dược Sài Gòn phân loại đối tượng nên và không nên sử dụng thuốc Acyclovir, cụ thể như sau:

Đối tượng đặc biệt:

  • Trẻ em: Có thể dùng.
  • Phụ nữ có thai: Có thể sử dụng để điều trị Herpes sinh dục, các chỉ định khác cần cân nhắc và thận trọng trước khi dùng.
  • Phụ nữ cho con bú: Có thể dùng, nên thận trọng.
  • Người cao tuổi: Có thể dùng.

Đối tượng chống chỉ định: Dị ứng với các thành phần của thuốc.

Đố tượng thận trọng khi dùng thuốc Acyclovir khi bị: Suy thận, suy giảm miễn dịch. (do bệnh hoặc do thuốc)

Liều dùng của thuốc Acyclovir

Dược sĩ Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ liều dùng Acyclovir cho từng đối tượng, cụ thể như sau:

Liều dùng người lớn:

  • Nhiễm Herpes simplex tiên phát: 200 mg/lần, ngày 5 lần, cách nhau 4h, trong 5 ngày.
  • Nhiễm Herpes simplex sinh dục tiên phát: 200 mg/lần, ngày 5 lần. Hoặc 400 mg/lần, ngày 3 lần. Trong 5 ngày.
  • Loại bỏ tái phát (≥ 6 lần/năm): 400 mg/lần, ngày 2 lần. Hoặc 200 mg/lần, ngày 4 lần. Đánh giá hiệu quả sau mỗi 6 -12 tháng.
  • Đợt tái phát thưa (< 6 lần/năm): 200 mg/lần, ngày 5 lần, trong 5 ngày. Hoặc 400 mg/lần, ngày 3 lần, trong 3-5 ngày. Hoặc 800 mg/lần, ngày 3 lần, trong 2 ngày.
  • Zona: 800 mg/lần, ngày 5 lần, trong 5-10 ngày.
  • Thủy đậu: 800 mg/lần, 4 – 5 lần/ngày, trong 5-7 ngày.
  • Viêm giác mạc: 800 mg/lần, ngày 5 lần, trong 10 ngày.
  • Dự phòng viêm giác mạc tái phát (sau 3 lần tái phát/năm): 400 mg/lần, ngày 2 lần. Đánh giá lại sau 6-12 tháng.

Liều dùng trẻ em:

  • Nhiễm Herpes simplex tái phát:

+ 1-23 tháng: 100 mg/lần, ngày 5 lần, trong 5 ngày.

+ 2-17 tuổi: 200 mg/lần, ngày 5 lần, trong 5 ngày.

  • Thủy đậu:

+ 1-23 tháng: 200 mg/lần, ngày 4 lần, trong 5 ngày.

+ 2-5 tuổi: 400 mg/lần, ngày 4 lần, trong 5 ngày.

+ 6-11 tuổi: 800 mg/lần, ngày 5 lần, trong 5 ngày.

+ 12-17 tuổi: 800 mg/lần, ngày 4-5 lần, trong 5-7 ngày.

  • Thuốc có thể điều trị cho người bệnh có suy giảm miễn dịch, tuân thủ theo chỉ định của Bác sĩ. Đường dùng tại chỗ.

Liều dùng người lớn và trẻ em:

  • Nhiễm Herpes simplex ở mắt: mỡ tra mắt: tra mắt khoảng 1cm mỡ, ngày 5 lần, kéo dài thêm ít nhất 3 ngày sau khi lành.
  • Nhiễm Herpes simplex môi hoặc sinh dục: mỡ bôi ngoài: bôi 5 lần/ngày, cách nhau 4h, trong 5-10 ngày, bắt đầu ngay từ khi xuất hiện triệu chứng.

Lưu ý khi sử dụng (Cảnh báo và thận trọng)

  • Theo dược sĩ nhà thuốc GPP việc điều trị bắt đầu càng sớm càng tốt ngay sau khi bị nhiễm. Bệnh nhân nên rửa tay trước và sau khi thoa thuốc, tránh cọ xát vào vết thương khi không cần thiết hoặc dùng khăn lau để tránh làm nặng thêm hay lây truyền nhiễm trùng.
  • Không thoa kem lên niêm mạc như bên trong miệng, âm đạo hoặc mắt. Cẩn trọng tránh tiếp xúc thuốc vào mắt.
  • Không dùng cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như bị nhiễm HIV, ghép tủy xương hay điều trị ung thư, trừ khi có lời khuyên của bác sĩ.
  • Hướng dẫn bệnh nhân tránh tiếp xúc gần với những người có các dấu hiệu hoặc triệu chứng nhiễm Herpes simplex. Tính an toàn và hiệu quả khi dùng acyclovir dạng kem ở trẻ em dưới 12 tuổi chưa được xác minh.

Các tác dụng phụ và triệu chứng bất thường khi dùng thuốc Acyclovir

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng.
  • Ban đỏ, ngứa, mày đay.
  • Đau, kích ứng tại chỗ bôi thuốc. (dạng dùng ngoài da)
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Ngủ mê mệt, suy nhược, sốt.

Báo cho Bác sĩ ngay nếu gặp các triệu chứng sau:

  • Dễ bầm tím, chảy máu, có nốt tím, đỏ dưới da.
  • Tiểu ít hoặc không đi tiểu, tiểu đau, tiểu khó, sưng bàn chân hoặc mát các chân, mệt mỏi, khó thở.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết khi điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc giúp chống lại ...