Bị tiêu chảy khi uống kháng sinh là tình trạng hay gặp ở trẻ em do kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Vậy khi trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao để khắc phục?
- Dược sĩ Nhà thuốc tư vấn 5 loại thuốc điều trị tiêu chảy cho người lớn
- Bệnh tiêu chảy ở trẻ vào những ngày nắng nóng là do đâu?
- Dược sĩ hướng dẫn chữa tiêu chảy hiệu quả bằng thuốc Smecta
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Các dược sĩ tư vấn cho biết, thuốc kháng sinh là loại thuốc cần thiết để điều trị các bệnh do nhiễm khuẩn, tuy nhiên việc dùng thuốc kháng sinh có tác dụng phụ, trong đó có chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy.
Nguyên nhân gây ra tình trạng tiêu chảy khi uống kháng sinh ở trẻ em
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, trong hệ tiêu hóa của người bình thường có một hệ vi sinh với nhiều vi khuẩn khác nhau, trong đó có những vi khuẩn có lợi và những vi khuẩn có hại với một tỉ lệ nhất định. Khi dùng thuốc kháng sinh trị bệnh, thuốc không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn gây hại mà chúng còn tiêu diệt cả vi khuẩn có lợi khiến tỉ lệ này bị phá vỡ, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột. Đối với trẻ nhỏ, hệ tiêu hóa còn non nớt, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị tiêu chảy khi dùng thuốc kháng sinh.
Các triệu chứng trẻ bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh
Theo chuyên mục sức khỏe đời sống, trẻ bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh thường có các triệu chứng tương tự như tiêu chảy do nhiễm khuẩn. Cụ thể, trẻ có các triệu chứng như: đau bụng, tiêu chảy nhiều lần trong ngày, phân lỏng lẫn nhầy mũi hoặc phân xanh, vàng lổn nhổn, có bọt, không thối hoặc phân sống, có lẫn thức ăn chưa tiêu, đôi khi lẫn máu, mũi. Trẻ đi ngoài phải rặn, vùng hậu môn của trẻ bị hăm đỏ.
Tiêu chảy ở trẻ kéo dài sẽ dẫn đến rối loạn hấp thu và chuyển hóa, trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải, sụt cân nhanh, nếu không khắc phục sớm sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng.
Trẻ bị tiêu chảy do uống thuốc kháng sinh
Trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy phải làm sao?
Theo các bác sĩ, trẻ uống kháng sinh bị tiêu chảy thì không nhất thiết phải dừng uống kháng sinh khi chưa hết liệu trình được chỉ định. Nếu như trẻ bị tiêu chảy nhẹ và sức khỏe vẫn ổn định thì phụ huynh vẫn tiếp tục cho trẻ dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ và chăm sóc trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ. Các triệu chứng bệnh sẽ hết trong vòng vài ngày tới 2 tuần sau khi kết thúc phác đồ sử dụng kháng sinh.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy nặng thì cần phải dừng ngay loại thuốc kháng sinh gây ra tiêu chảy. Cho trẻ bổ sung nước, bổ sung điện giải, thăng bằng kiềm toan. Có thể thay thế nước lọc bằng dung dịch oresol, lưu ý cần pha đúng theo tỷ lệ được hướng dẫn. Không cho bé uống các đồ uống có gas. Nên cho trẻ ăn các thức ăn dạng mềm lỏng, dễ tiêu, chia nhỏ các bữa ăn. Có thể bổ sung thêm men vi sinh chứa các vi khuẩn có lợi cho trẻ sau khi đã hết liệu trình kháng sinh, việc sử dụng men vi sinh cần theo hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ. Không sử dụng men tiêu hóa đối với các trường hợp trẻ bị tiêu chảy do kháng sinh.
Trường hợp trẻ bị tiêu chảy rất nặng, đi ngoài nhiều lần và liên tục, đau bụng dữ dội, sốt cao, đi ngoài ra máu, không uống được nước, có dấu hiệu mất nước như mệt mỏi, khô miệng, tiểu ít… thì cần cho trẻ đi bệnh viện ngay lập tức.
Nguồn: Nhathuocgpp.edu.vn tổng hợp.