Danh mục
Trang chủ >> Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc >> Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Loratadin là một loại thuốc kháng histamin chỉ định trong việc điều trị bệnh dị ứng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách sử dụng thuốc Loratadin an toàn và hiệu quả.

Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào?

Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào?

Công dụng chính của thuốc Loratadin

Thuốc Loratadin được dùng để điều trị các triệu chứng như ngứa, dị ứng, chảy nước mắt, nước mũi và hắt hơi do cảm mạo…Thuốc Loratadin cũng có tác dụng trong việc điều trị những triệu chứng ngứa do phát ban, tuy nhiên thuốc Loratadin không có tác dụng điều trị nổi mề đay hoặc phản ứng dị ứng mức độ nặng.

Sử dụng thuốc Loratadin như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Để có thể sử dụng thuốc Loratadin mang lại hiệu quả cao nhất và bảo đảm được độ an toàn cho người bệnh thì cần phải chú ý một số thông tin sau:

Cách sử dụng thuốc: Theo các Dược sĩ hướng dẫn dùng thuốc thì người bệnh có thể sử dụng Loratadin bằng cách uống trực tiếp thuốc trong bữa ăn hay sau khi ăn xong. Nếu sử dụng thuốc dạng viên nhai, trước khi nuốt phải nhai thật kỹ.

Liều lượng sử dụng thuốc: Liều lượng sử dụng thuốc Loratadin sẽ được các bác sĩ chỉ định dựa theo tình hình sức khỏe, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của người bệnh, cụ thể như:

Đối với người lớn: Mỗi ngày 1 lần dùng 10mg thuốc Loratadin.

Đối với trẻ em: Trẻ em dưới 5 tuổi: Mỗi ngày 1 lần dùng 5ng thuốc Loratadin, nên sử dụng dạng siro.

Trẻ em trên 6 tuổi: Mỗi ngày 1 lần sử dụng 10mg thuốc Loratadin, sử dụng dạng viên nang, viên nén hoặc viên nén phân hủy.

Lưu ý: Người bệnh tuyệt đối không được tự ý tăng giảm liều lượng thuốc để tránh những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Những người sử dụng thuốc Loratadin có thể bị khô miệng, đặc biệt là có thể gây ra đau răng ở những người cao tuổi. Chính vì thế, khi dùng thuốc Loratadin phải thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

Thuốc Loratadin dạng viên nén cần phải được sử dụng ngay sau khi bóc ra khỏi vỉ, phải bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ từ 2-30 độ.

Cẩn trọng khi dùng thuốc với trẻ dưới 2 tuổi, vì chưa có nghiên cứu nào xác định được rõ ràng hiệu quả của thuốc đối với tình trạng của trẻ nhỏ.

Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc Loratadin

Theo tin tức ngành Dược cập nhật, trong quá trình sử dụng thuốc Loratadin người bệnh có thể phải đối mặt với một số tác dụng phụ của thuốc Loratadin, mặc dù tình trạng này không thường xuyên xảy ra. Những tác dụng phụ điển hình thường xảy ra khi dùng Loratadin như:

Căng thẳng, mệt mỏi, buồn ngủ, Đau đầu, Đau bụng, Tiêu chảy, Bị đỏ mắt, nhìn mờ, Khô miệng, đau họng, khản tiếng, Phát ban, Chảy máu mũi, Vàng da, vàng mắt, Co giật, động kinh, Tim đập nhanh, không đều, Sưng mặt, môi, lưỡi, họng, khó thở…

Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào khác lạ sau khi dùng thuốc thì cần phải nhanh chóng thông báo với bác sĩ biết để có thể thăm khám và xử lý kịp thời, tránh việc để lâu sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.

Thuốc Loratadin chỉ định với bệnh nhân dị ứng

Thuốc Loratadin chỉ định với bệnh nhân dị ứng

Đối tượng tuyệt đối không nên dùng thuốc Loratadin

Thuốc Loratadin không được chỉ định với những người mắc một số bệnh sau:

  • Người bệnh Phì đại tuyến tiền liệt
  • Bệnh tiểu đường tuýp 2
  • Bí tiểu hoặc tắc nghẽn đường tiết niệu
  • Tăng nhãn áp
  • Các bệnh về tim mạch hay mạch máu
  • Tăng huyết áp
  • Các bệnh về gan, thận
  • Cường giáp

Những bệnh nhân có các bệnh lý như trên cần phải hết sức thận trọng, nếu bắt buộc phải sử dùng thuốc Loratadin để điều trị dị ứng thì cần phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của các bác sĩ có chuyên môn đề ra, tuyệt đối không được phép sử dụng bừa bãi gây nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là tính mạng của bản thân.

Với những thông tin về thuốc Loratadin trong bài viết trên, hy vọng bạn đọc có thể sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả cao nhất!

Nguồn: Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Những điều cần biết khi điều trị dị ứng thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là thuốc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Thuốc giúp chống lại ...