Danh mục
Trang chủ >> Chợ thuốc tân Dược >> Những tác dụng của Vitamin C với sức khỏe con người

Những tác dụng của Vitamin C với sức khỏe con người

Vitamin C là một loại vitamin khá quen thuộc, thường có nhiều trong các trái cây họ cam quýt và một số thực phẩm như cà chua, khoai tây hay các loại rau ăn lá.

Vitamin C là gì?

Bác sĩ Hoàng Mai Anh giảng viên Cao đẳng Y dược Sài Gòn cho biết, Vitamin C, còn được gọi là acid ascorbic, là một vitamin tan trong nước được tìm thấy trong nhiều loại trái cây và rau quả. Chính vì dồi dào trong nhiều loại trái cây và rau quả, cộng thêm trong các sản phẩm chăm sóc da và các sản phẩm chống lão hóa, vitamin C là một vi chất dinh dưỡng thần kì và là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống. Nó hoạt động như một chất chống oxy hóa để trung hòa các gốc tự do giúp giảm nguy cơ bị viêm và bệnh tật.

Cơ thể cũng sử dụng vitamin C để tổng hợp các hợp chất quan trọng như collagen, một loại protein cấu trúc tạo nên mô liên kết và hỗ trợ trong việc chữa lành vết thương. Nó cũng cần thiết cho việc sản xuất các hợp chất khác, chẳng hạn như L-carnitine và dẫn truyền thần kinh.

Tác dụng của Vitamin C là gì?

Giảng viên Cao đẳng Dược Sài Gòn chia sẻ những công dụng của Vitamin C đã được chứng minh tính hiệu quả và được áp dụng phổ biến:

Khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ: Vitamin C hoạt động như một chất chống oxy hóa trong cơ thể, giúp ngăn ngừa sự tích tụ của các gốc tự do, chúng giúp chống lại các gốc tự do gây bệnh, giảm quá trình oxy hóa và tổn thương tế bào. Bổ sung nhiều loại trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Giúp ngăn ngừa bệnh thiếu máu: Thiếu máu là một tình trạng cơ thể thiếu các tế bào hồng cầu khỏe mạnh, dẫn đến các triệu chứng như mệt mỏi, suy nhược và đau ngực. Mặc dù có nhiều yếu tố có thể gây thiếu máu, nhưng một trong số những yếu tố phổ biến nhất là thiếu hụt Vitamin B12 hoặc sắt. Vitamin C có thể giúp tăng cường hấp thu sắt do đó ngăn ngừa thiếu máu do thiếu sắt. Trong thực tế, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition cho thấy việc uống vitamin C trong bữa ăn có thể làm tăng sự hấp thu sắt lên tới 67% (xem nghiên cứu tại đây). Do đó, chúng ta cần bổ sung đồng thời cả sắt và vitamin C.

Tăng cường khả năng miễn dịch: Trình Dược viên cho biết, một trong những lợi ích nổi tiếng nhất của vitamin C là khả năng cải thiện hệ thống miễn dịch. Trong thực tế, vitamin C chính là lựa chọn đầu tiên để dự phòng trong mùa cúm và mùa lạnh. Một nghiên cứu được công bố trên tờ Annals of Nutrition & Metabolism cho thấy việc nhận đủ vitamin C có thể giúp giảm triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm trùng đường hô hấp, cũng như cảm lạnh thông thường. Thêm vào đó, vitamin C cũng có thể giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh khác như viêm phổi, sốt rét và tiêu chảy.

Cải thiện sức khỏe tim mạch: Tim được coi là một trong những cơ quan quan trọng nhất trong cơ thể, tim hoạt động không mệt mỏi để cung cấp cho các tế bào oxy và chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung 500 mg vitamin C mỗi ngày làm giảm đáng kể nồng độ cholesterol xấu và chất béo trung tính (xem nghiên cứu tại đây). Tương tự, một nghiên cứu khác từ Đại học Southampton phát hiện ra rằng lượng vitamin C cao hơn làm giảm nguy cơ tử vong do đột quỵ hoặc bệnh mạch vành (xem nghiên cứu tại đây). Do vậy, nếu bạn bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn là bạn đã phần nào ngăn ngừa các bệnh tim mạch.

Làm sáng và đều màu da: Các tín đồ skincare không thể không biết tới công dụng này của vitamin C. Axit ascorbic hay vitamin C là một thành phần phổ biến được tìm thấy trong một loạt các sản phẩm chăm sóc da và mỹ phẩm khác nhau. Nhờ có khả năng chống oxy hóa, vitamin C rất tốt cho da thông qua nhiều cơ chế khác nhau. Vitamin C thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen, chống lão hóa da, chống lại sự tổn thương da do gốc tự do và tia cực tím. Nó còn giúp làm sáng da, ngăn chặn sản xuất melanin để ngăn ngừa các đốm và mảng tối màu trên da.

Giảm nguy cơ Gout: Bệnh gout là một dạng viêm khớp gây nhiều đau đớn do sự tích tụ acid uric trong khớp lâu dài dẫn tới phá hủy khớp và thường ảnh hưởng nhất đến khớp ngón chân cái.

Nguồn theo Y tế Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Dược sĩ lưu ý về các thuốc điều trị rối loạn nhịp tim

Các loại thuốc điều trị rối loạn nhịp tim mang lại hiệu quả khá tốt. ...