Nhằm phòng chống tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh, Bộ Y tế nước ta đã có quy định về việc Nhà thuốc chỉ được bán thuốc kháng sinh theo đơn của bác sĩ.
- Thuốc kháng sinh cần được sử dụng đúng bệnh
- Viêm đại tràng có nên dùng thuốc kháng sinh hay không?
- Trình Dược viên nhà thuốc hướng dẫn sử dụng thuốc kháng sinh Zidocin
Nhà thuốc bị xử phạt nếu bán thuốc kháng sinh không có đơn
Nhiều Nhà thuốc bán thuốc kháng sinh… không cần đơn.
Phóng viên đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ bằng cách đóng vai người bệnh bị viêm đường hô hấp đi hỏi mua thuốc kháng sinh Amoxicillin 500mg (một loại thuốc kháng sinh được dùng phổ biến để điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp) tại 5 nhà thuốc ở đường Giải Phóng (đối diện cổng Bệnh viện Bạch Mai), không một nhà thuốc nào yêu cầu phải xuất trình đơn thuốc do bác sĩ kê.
Tại nhà thuốc L.T gần ngã 3 đường Giải Phóng – Lê Thanh Nghị, nhân viên nhà thuốc hỏi: “Anh cho xem đơn thuốc?”, đáp: “Tôi bị sốt, ho nhẹ thôi nên không muốn đi khám, mọi lần bị sốt tương tự đều mua thuốc này uống vài ngày là khỏi, phiền chị bán cho liều uống 3 ngày”, nhân viên nhà thuốc lập tức lấy thuốc bán cho, chỉ yêu cầu “anh phải mua uống tối thiểu 7 ngày, không sau này dễ nhờn thuốc”.
“Bộ Y tế sẽ bắt buộc các nhà thuốc phải quản lý thuốc, việc bán thuốc bằng công nghệ thông tin và có lưu đơn. Đối với các bác sĩ phải tuân thủ kê đơn thuốc điện tử và có lưu lại đơn để theo dõi được việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nếu không cần dùng sẽ bị nêu tên, giảm lương, cắt thưởng…”.
Tại nhà thuốc M. cách đó hơn chục số nhà, đặt vấn đề mua thuốc Amoxicillin 500mg vì có bác sĩ quen biết hướng dẫn uống thuốc đó tốt, nhân viên bán thuốc chỉ hỏi: “Anh mua dùng cho người lớn hay trẻ em?”, rồi lấy thuốc bán cho và dặn uống ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên sau ăn. Tương tự ở các nhà thuốc khác, tôi đều dễ dàng mua được loại thuốc kháng sinh này dù không có đơn của bác sĩ.
Hiện tại ở Việt Nam phần lớn kháng sinh được bán đều không có đơn, theo khảo sát gần đây của Bộ Y tế, tỷ lệ này ở thành thị là 88% và 91% ở nông thôn. Như vậy, bình quân cứ đi 10 nhà thuốc mới có… 1 nhà thuốc bán thuốc kháng sinh yêu cầu đơn của bác sĩ. Không ngạc nhiên với con số trên, PGS.TS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ, 2/3 số bệnh nhân khi vào viện đã mua, sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị trước đó.
Điều dưỡng viên M.A tốt nghiệp Cao đẳng Điều dưỡng Hà Nội đang làm việc tại một bệnh viện cho biết, thậm chí có không ít người thấy bác sĩ chưa kê kháng sinh hoặc kê kháng sinh nội còn chủ động yêu cầu bác sĩ phải kê kháng sinh ngoại liều cao vì cho rằng uống kháng sinh để khỏi nhanh. Điều này cũng có nguyên nhân do ở các nhà thuốc tư nhân, người bán thuốc thường chủ động bán thuốc kháng sinh liều cao cho người dùng…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng thừa nhận: “Người dân nước ta hiện nay vẫn có thói quen dùng kháng sinh khá bừa bãi, hễ đau đầu, cảm cúm đều tự ra nhà thuốc mua thuốc về dùng, đặc biệt là kháng sinh”.
Chỉ nên dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ
Xử phạt Nhà thuốc nếu bán thuốc kháng sinh không có đơn
Nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và nâng cao trách nhiệm của cán bộ y tế, đặc biệt là người kê đơn thuốc và bán lẻ thuốc, Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc, bán thuốc kê đơn.
Mục tiêu đề án phấn đấu đến năm 2020, 100% nhà thuốc bán thuốc kháng sinh phải có đơn thuốc của bác sĩ, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho rằng, việc bán thuốc kháng sinh bừa bãi, không đúng bệnh sẽ để lại những hậu quả vô cùng nặng nề trong tương lai gần. Do đó, cùng với Đề án tăng cường kiểm soát kê đơn thuốc và bán thuốc kê đơn, sắp tới Bộ Y tế sẽ xử phạt thật nặng những nhà thuốc bán thuốc kháng sinh không có đơn.
Dược sĩ N.A giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội chính quy – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur chia sẻ, vấn đề đặt ra là làm thế nào để phát hiện và xử phạt kịp thời các nhà thuốc cố tình vi phạm, bởi số lượng nhà thuốc tư nhân rất lớn, thậm chí chỉ riêng một thành phố con số nhà thuốc đã lên tới hàng chục nghìn, trong khi thanh tra y tế, đặc biệt là thanh tra dược của mỗi địa phương chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Thực tế thời gian qua, Bộ Y tế đã có nhiều văn bản quy định về bán thuốc kê đơn, trong đó các hành vi bán lẻ thuốc mà không có đơn thuốc đã bị nghiêm cấm, nhưng việc chấp hành và thực hiện của các cơ sở bán thuốc chưa nghiêm. Chúng ta cũng đã có quy định xử phạt cụ thể, hành vi bán lẻ loại thuốc phải kê đơn mà không có đơn thuốc bị xử phạt từ 200.000-500.000 đồng, thế nhưng đến nay hầu như chưa có nhà thuốc nào bị xử phạt…
Trước băn khoăn này, Cục trưởng Lương Ngọc Khuê cho biết, tới đây Bộ Y tế sẽ bắt buộc các nhà thuốc phải quản lý thuốc, việc bán thuốc bằng công nghệ thông tin và có lưu đơn. Đối với các bác sĩ phải tuân thủ kê đơn thuốc điện tử và có lưu lại đơn để theo dõi việc sử dụng thuốc cho bệnh nhân. Bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh cho bệnh nhân nếu không cần dùng sẽ bị nêu tên, giảm lương, cắt thưởng…
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết thêm, các nhà thuốc cần ứng dụng công nghệ thông tin, trang bị hệ thống camera, tiêu chuẩn nhà thuốc đạt GPP (thực hành nhà thuốc tốt), phải bán thuốc theo đơn. Cục Quản lý Dược sẽ tiến hành thí điểm việc giám sát bán thuốc theo đơn tại một số nơi, đặc biệt là các thành phố lớn. Bộ Y tế kỳ vọng, với việc ứng dụng công nghệ thông tin, bắt buộc lắp đặt camara tại các nhà thuốc, cơ quan quản lý sẽ biết đơn thuốc đó được kê ở bệnh viện nào, thuốc gì, nhà thuốc bán có theo đơn hay không để xử lý.
Nguồn: Báo an ninh thủ đô.
Cao đẳng Dược văn bằng 2 tổng hợp.